Cho các kim loại sau : kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt. a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ. b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các kim loại sau :

kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt.

a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.

b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.


Đáp án:

a) Kim loại hoạt động hoá học mạnh nhất là : natri.

Thí dụ : Chỉ Na phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) Kim loại hoạt động hoá học yếu nhất là : đồng.

Thí dụ : Các kim loại Zn, Mg, Na, Fe tác dụng với dung dịch HCl. Kim loại Cu không tác dụng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu những ứng dụng thực tế của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những ứng dụng thực tế của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất.



Đáp án:

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram, ứng dụng dùng để làm dây tóc bóng đèn, ống đèn tia âm cực và sợi ống chân không , thiết bị sưởi và các vòi phun đọng cơ tên lửa.

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số  nhiệt kế.  Các ứng dụng khác như dùng trong máy đo huyết áp, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...

 

Xem đáp án và giải thích
Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A?


Đáp án:

Tỉ khối của A so với không khí là 1,5862

=> MA = 29. dA/KK = 29.1,5862 = 46 g/mol

Khối lượng mol của khí A là:

MRO2 = MR+2.MO => MR = 46 – 2.16 = 14 gam/mol.

=> R là N

=> Công thức của A là NO2

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan (CH2)n (với n = 3 – 6) với các ankan tương ứng rút ra nhận xét.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan (CH2)n (với n = 3 – 6) với các ankan tương ứng rút ra nhận xét.


Đáp án:

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan lớn hơn ankan tương ứng.

Nhận xét: khi số nguyên tử cacbon tăng lên thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng.

Xem đáp án và giải thích
Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4 , Ba(OH)2, KHCO3, KNO3, NaOH. Hãy chỉ ra các chất thuộc hợp chất muối?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4 , Ba(OH)2, KHCO3, KNO3, NaOH. Hãy chỉ ra các chất thuộc hợp chất muối?


Đáp án:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

Các chất thuộc loại muối là: NaCl, CuSO4, KHCO3, KNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…