Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, MA < MB. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Kim loại B là gì?
Đặt công thức chung của 2 kim loại là X, hóa trị n
X + nH2O → X(OH)n + n/2 H2
Ta có: aX = 6,2 và 0,5an = 0,1 ⇒ X/n = 62
Với n = 1: tính được X = 62. Hai kim loại A, B lần lượt là K và Rb
Với n = 2: tính được X = 31. Hai kim loại A, B lần lượt là Mg và Ca
Trường hợp này loại vì Mg không tan trong nước.
Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 70). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là:
Câu A. 1,403.
Câu B. 1,333.
Câu C. 1,304.
Câu D. 1,3.
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
Số mol H2 (1) nH2 (1)= 6,72 / 22,4 = 0,3(mol)
Số mol H2 (2), (3) là nH2 = 38,08 / 22,4 = 1,7(mol)
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình
56x + 52y + 27z = 100
x+y=1,7
3z/2 = 0,3
=> x=1,55 y=0,15 z=0,2.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :
%mFe = 1,55 x 56 / 100 x 100% = 86,8%
%mCr = 0,15 x 52 / 100 x 100% = 7,8%
%mAl = 0,2 x27 / 100 x 100% = 5,4%
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Tìm giá trị của m?
nFe = 0,04 mol ;nAg+ = 0,02 mol ; nCu2+ = 0,1 mol
Thứ tự các phản ứng xảy ra là:
(Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < Fe3+ < Fe2+ < Ag+ < Ag)
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (1)
0,01← 0,02 → 0,02
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2)
0,03→ 0,03
Từ (1) & (2) → mY = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 gam
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.
Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-
Thêm vài giọt dd H2SO4 đặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.
Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.
Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là gì?
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là iot chuyển dần thành hơi màu tím.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet