Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, đơn chức và 1 axit no, đơn chức mạch hở. Chia X thành 2 phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 sản phẩm thu được cho qua bình nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa. - Phần 2 được este hoá hoàn toàn vừa đủ thu được 1 este, đốt cháy este này thu được khối lượng H2O là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, đơn chức và 1 axit no, đơn chức mạch hở. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 sản phẩm thu được cho qua bình nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa.

- Phần 2 được este hoá hoàn toàn vừa đủ thu được 1 este, đốt cháy este này thu được khối lượng H2O là bao nhiêu?


Đáp án:

Este thu được sẽ là este no, đơn chức mạch hở

Khi đốt este này thì thu được nH2O = nCO2

Do số C không đổi trong cả 2 phần nên nH2O = 0,3 → mH2O = 5,4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

- Sự xen phủ trục: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường lối tâm của hai nguyên tử liên kết gọi là sự xen phủ trục. Sự xen phủ trục tạo liên kết σ.

- Sự xen phủ bên: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo liên kết π.

Xem đáp án và giải thích
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì sẽ điều chế được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì sẽ điều chế được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat 


Đáp án:

[C6H7O2(OH)3]n → [C6H7O2(ONO2)3]n

162n        →        297n (tấn)

m[C6H7O2(ONO2)3]n = 2 . 297n/162n : 60% = 2,2 tấn

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào lượng dư dung dịch Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời khối lượng bình đựng tăng 7,0 gam. Công thức của 2 anken là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào lượng dư dung dịch Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời khối lượng bình đựng tăng 7,0 gam. Công thức của 2 anken là gì?


Đáp án:

Gọi CTTB của X là: CnH2n

nX = 0,2

m bình brom tăng 7g ⇒ mX = 7

⇒ 14n = 7:0,2 = 35 ⇒ n = 2,5

⇒ C2H4 và C3H6

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? 


Đáp án:

Giải

Ta có: nX = 0,65 mol

MZ = 2.69/13 = 138/13

Dùng phương pháp đường chéo => nNO = 0,2 mol ; nH2 = 0,45 mol

Gọi mX = m gam => mO = 0,2968m => nO = 0,2968m/16 mol

Dung dịch Y chỉ chứa muối clorua nên ta có : nH2O = 0,2968m/16 – 0,2

m+ mHCl = mY + mZ + mH2O

→ m + 36,5.4,61 = 231,575 + 0,65.(138/13) + 18.(0,2968m/16 – 0,2)

→ m + 168,265 = 238,475 + 0,3339m – 3,6

→ 0,6661m = 66,61

→ m = 100 g

→ nH2O = 1,655 mol

==> nO = 0,2968m/16 = (0,2968.100)/ 16 = 1,855 mol

BTNT H : nHCl = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4

→ 4,61 = 2.0,45 + 2.1,655 + 4nNH4

→ nNH4 = 0,1 mol

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4 = 0,2 + 0,1 = 0,3

→ nFe(NO3)2 = 0,15 mol

Đặt a, b, c là số mol Mg, MgO, Fe3​O4​ trong X

→ nO = b + 4c + 0,15.6 = 1,855

 mX = 24a + 40b + 232c + 180.0,15 = 107,2

 mT = 40(a + b) + 160(3c + 0,15)/2 = 114,2

→ a = 1,3; b = 0,355; c = 0,15

→ %Fe3​O4​ = 32,46%

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tử là:

Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2.

Z = 21: 1s22s22p63s23p63d14s2 .

Z = 22: 1s22s22p63s23p63d24s2

Z = 24: ls22s22p63s23p63d54s1.

Z = 29: ls22s22p63s23p63d104s1

Nhận xét:

- Cấu hình Z= 20 khác với các cấu hình còn lại ở chỗ không có phân lớp 3d.

- Cấu hình Z = 24 và Z = 29 đều có 1 electron ở phân lớp 4s.

- Cấu hình Z= 24 và Z = 22 đều có 2 electron ở phân lớp 4s.

- Ở cấu hình của Z = 24, nếu đúng quy luật thí phải là [Ar] 3d44s2, nhưng do phân lớp 3d vội giả bão hòa nửa phân lớp” nên mới có cấu hình như trên.

- Ở cấu hình của Z = 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.

- Ở cấu hình của Z= 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…