Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là gì?


Đáp án:

Anken: CnH2n

Bảo toàn khối lượng: MX/MY = nX/nY = 9,1/13 = 7/10

⇒ Giả sử X có 10 mol, Y có 7 mol

nkhí giảm = nX – nY = nanken pư = 3 mol

Y không làm mất màu brom ⇒ anken phản ứng hết, H2 dư

⇒ nH2 = 10 – 3 = 7 mol

[14n.3 + 2.7]/10 = 18,2 => n =4 (C4H8)

X phản ứng với HBr cho 1 sản phẩm duy nhất ⇒ X đối xứng: CH3-CH=CH-CH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)(dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1.

Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :

MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol

nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol

nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).

Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :

nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol

m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam

Cách 2

Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)

Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4

=> ta có: 12x + 4 = 34

=> x = 2,5

Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)

C2,5H4  + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O

0,025         →        0,0625 → 0,05    (mol)

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)

Xem đáp án và giải thích
Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được: Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:

   Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.


Đáp án:

   - Tính chất quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.

   - Tính chất dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

   - Tính chất phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 1,92g Mg và 4,48 Fe tạo ra hỗn hợp Y gồm muối clorua và oxit. Hòa tan hoàn toàn Y cần 120ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 56,69g kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích khí Cl2 trong X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 1,92g Mg và 4,48 Fe tạo ra hỗn hợp Y gồm muối clorua và oxit. Hòa tan hoàn toàn Y cần 120ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 56,69g kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích khí Cl2 trong X


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?


Đáp án:

nAl = 0,4 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3S --t0--> Al2S3

2 → 1 mol

0,4 → 0,2 (mol)

mAl2S3 lt = 0,2.150 = 30 g

Hiệu suất phản ứng là: H = mtt/mlt .100% = 85%

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.


Đáp án:

Các nguyên tố theo chiều tăng dần của phi kim: As, P, N, O, F.

Giải thích:

- As, P, N cùng ở nhóm V theo quy luật biến thiên tính chất trong nhóm ta biết trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim giảm dần

⇒ Tính phi kim N > P > As

- N, O, F cùng thuộc chu kì 2 theo quy luật biến thiên tính chất ta biết trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần

⇒ Tính phi kim N < O < F

⇒Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính phi kim tăng dần là: As < P < N < O < F

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…