Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m bằng bao nhiêu?


Đáp án:

E gồm các este của ancol (tổng x mol) và các este của phenol (tổng y mol)

nNaOH= x + 2y = 0,2 (1)

nAncol = x mol => nH2 = 0,5x mol

⇒ mAncol = mtăng +mH2 = x + 6,9

nH2O = nEste = y mol

Bảo toàn khối lượng:

136(x + y) + 0,2.40 = 20,5 + (x + 6,9) + 18y (2)

(1) và (2) ⇒ x = 0,1 và y = 0,05 mol

⇒ m = 136(x + y) = 20,4g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).


Đáp án:

nP =  1,5 mol

4P + 5O2 --t0--> 2P2OO5

1,5 → 1,875 (mol)

mO2 = 1,875.32 = 60g

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là


Đáp án:
  • Câu A. 0,325.

  • Câu B. 0,250.

  • Câu C. 0,350.

  • Câu D. 0,175.

Xem đáp án và giải thích
X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là?


Đáp án:

Gọi công thức chung của 2 kim loại là: R

RCO3 + H+ → R2+ + CO2 + H2O

nRCO3 = nCO2 = 0,3 mol = 28,4/(R + 60)

R = 34,6 ⇒ 2 Kim loại là: Mg(24); Ca(40)

Xem đáp án và giải thích
Metyl amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch metyl amin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây (trong điều kiện thích hợp)?

Đáp án:
  • Câu A. CH2=CH-COOH, NH3 và FeCl2.

  • Câu B. NaOH, HCl và AlCl3.

  • Câu C. CH3COOH, FeCl2 và HNO3.

  • Câu D. Cu, NH3 và H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng?


Đáp án:
  • Câu A. Mg(NO3)2

  • Câu B. CaCO3

  • Câu C. CaSO4

  • Câu D. Mg(OH)2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…