Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều được tạo bởi axit cacboxylic với ancol và đều có phân tử khối nhỏ hơn 146. Đốt cháy hoàn toàn a mol E, thu được 0,96 mol CO2 và 0,78 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 42,66 gam E cần vừa đủ 360 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp ancol và 48,87 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của este có số mol lớn nhất trong E là
nNaOH = 0,72 —> nO(E) = 1,44
E chứa C (u), H (v) và O (1,44)
—> mE = 12u + v + 1,44.16 = 42,66
nC/nH = u/v = 0,96/(0,78.2)
—> u = 1,44; v = 2,34
Dễ thấy E có nC = nO và các este trong E đều có M < 146 nên E gồm:
HCOOCH3 (x)
(HCOO)2C2H4 (y)
(COOCH3)2 (z)
nC = 2x + 4y + 4z = 1,44
mE = 60x + 118y + 118z = 42,66
Muối gồm HCOONa (x + 2y) và (COONa)2 (z)
m muối = 68(x + 2y) + 134z = 48,87
—> x = 0,18; y = 0,225; z = 0,045
Este có số mol lớn nhất là (HCOO)2C2H4
—> %(HCOO)2C2H4 = 118y/42,66 = 62,24%.
Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng?
- Sự điện li là sự phân li thành các cation (ion dương) và anion (ion âm) của phân tử chất điện li khi tan trong nước.
- Chất điện li là những chất tan trong nước và tạo thành dung dịch dẫn được điện.
- Các chất là chất điện li như axit, các bazơ, các muối tan được trong nước.
- Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
- Thí dụ:
H2SO4 → 2H+ + SO42-
KOH → K+ + OH-
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
- Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Thí dụ: H2S ⇌ H+ + HS-
Từ 1 tấn mùn cưa chứa 60% xenlulozo điều chế ancol etylic 70o , hiệu suất của quá trình là 70%, khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Thể tích ancol 70o thu được là :
Câu A. 208,688 lit
Câu B. 298,125 lit
Câu C. 452,893 lit
Câu D. 425,926 lit
Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
Câu A. Fe(NO3)3.
Câu B. Fe(NO3)2.
Câu C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
Câu D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.
Muối ăn | Đường | Than | |
Màu | Trắng | Nhiều màu | Đen |
Vị | Mặn | Ngọt | Không |
Tính tan | Tan | Tan | Không |
Tính cháy | Không | Cháy | Cháy |
Câu A. 6
Câu B. 5
Câu C. 7
Câu D. 4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB