Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Tìm giá trị của b?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Tìm giá trị của b?


Đáp án:

nFe = 2. 58/400 = 0,29 mol

    nFeSO4 = x , n = yFe2(SO4)3

    → mdd = 152 x + 400y = 51,76

    nFe = nFeSO4 + 2. nFe2(SO4)3 = x + 2y = 0,29

    → x = 0,13 mol , y = 0,08 mol

    BT S: nH2SO4 = nFeSO4 + 3Fe2(SO4)3 = 0,13 + 3.0,08 = 0,37

    → b = 0,37.98/9,8% = 370g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.

Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

 2KMnO4       --t0-->         K2MnO4 + MnO2 + O2    

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

Chất rắn màu đen là MnO2.

=> KMnO4 bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi

Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

S + O2   --t0--> SO2.

Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

=> Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc: a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito. b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito. c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc:

   a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito.

   b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito.

   c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.


Đáp án:

a) mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 .32 = 48 g

mN2 = nN2 . MN2 = 0,02 . 28 = 0,56 g

mH2 = nH2 . MH2 = 2,5 .2 = 5g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mH2 + mN2 = 48 + 5 + 0,56 = 53,56(g)

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.( 1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048 (l)

b) Tương tự

mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 . 32 = 48g

mCO2 = nCO2 . MCO2 = 1,2 . 44 = 52,8 g

mN2 = nN2 . MN2 = 3. 28 = 84g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mCO2 + mN2 = 48 + 52,8 + 84 = 184,8 g

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.(1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 (l)

c)

mhh = mH2 + mCO2 + mO2 = 6 + 2,2 + 1,6 = 9,8g

nH2 = m : M = 6 : 2 = 3 mol;

nCO2 = m : M = 2,2 : (12 + 16.2) = 0,05 mol

nO2 = m : M = 1,6 : 32 = 0,05 mol

Vhh = 22,4.nhh = 22,4.(3 + 0,05 + 0,05) = 69,44 (l)

Xem đáp án và giải thích
Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch. a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế. b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ? c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch.

a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.

b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ?

c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 




Đáp án:

a) CM = 0,464M

b) Trong 1 ml dung dịch CuSO4 có :

nCu2+ = nSO2- = nCuSO4 = 0,464.10-3 (mol)

Số ion Cu2+ = số ion SO42-= 0,464.10-3.6,02.1023 = 2,793.1020 (ion)

c) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

nCu 2+ = 0,0232 mol ; mFe = 1,2992 g ; mCu = 1,4848 g.



Xem đáp án và giải thích
Xác định chất thông qua chuỗi chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chuyển hóa sau:

X + H2Oxt, t0 Y;

Y + Br2 + H2O Axit gluconic + HBr;

Axit gluconic + NaHCO3 Z + Natri gluconat + H2O;

Z + H2O ánh sáng, clorophin X + E;

Các chất X và Y lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ và glucozơ.

  • Câu B. tinh bột và glucozơ.

  • Câu C. xenlulozơ và glucozơ.

  • Câu D. tinh bột và fructozơ.

Xem đáp án và giải thích
Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ?


Đáp án:

Có 3 dạng cấu trúc cơ bản phân tử polime :

- Dạng mạch không phân nhánh : PE, PVC, polimebutadien, amilozo

- Dạng mạch phân nhánh : amilopectin

- Dạng mạch không gian : cao su lưu hóa

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…