Hòa tan hết 1,56 gam bột crom vào 550 ml dung dịch HCl 0,2M đun nóng thu được dung dịch A. Sục O2 dư vào A thu được dung dịch B. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch B để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
nCr = 1,56/52 = 0,03 mol; nHCl = 0,55. 0,2 = 0,11 mol
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
(mol): 0,03 0,06 0,03 0,03
4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + H2O
(mol): 0,03 0,03 0,03
Dung dịch A thu được gồm: CrCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
(mol): 0,02 0,02
CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl
(mol): 0,03 0,09 0,03
Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (l)
Na2CO3 lẫn tạp chất là NaHCO3. Vậy để thu được Na2CO3 tinh khiết thì ta sử dụng cách nào?
Na2CO3 lẫn tạp chất là NaHCO3. Vậy để thu được Na2CO3 tinh khiết thì tcó thể nung nóng.
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm m?
Cho X vào HCl dư chỉ có Al phản ứng:
2Al (0,1) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,15 mol)
Cho X vào HNO3 đặc, nguội chỉ có Cu phản ứng
Cu (0,15) + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 (0,3 mol) + 2H2O
→ m = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam.
Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng
Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là m(gam), khối lượng kim loại tham gia phản ứng là x(gam)
A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)
Theo (1):
1 mol A(khối lượng A gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207-A)gam
=> x gam A phản ứng → khối lượng tăng [(207-A).x] : A gam
%khối lượng tăng = {[(207-A).x] : A }: m x 100% = 19% (*)
A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)
1 mol A(khối lượng A gam) → 1 mol Cu(64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam
=> x gam A phản ứng → khối lượng giảm [(A - 64).x] : A gam
%khối lượng giảm = giảm {[(A - 64).x] : A }: m x 100% = 9,6 % (**)
Từ (*) và (**) => (207 - A):(A – 64 ) = 19 : 9,6 => A = 112 ( A là Cd)
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) KI vào dung dịch FeCl3;
(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) CuS vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy phản ứng là
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 6
Câu D. 3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet