Hóa hơi 5 gam este đơn chức E được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam este E bằng dung dịch NaOH vừa đủ được ancol X và 0,94 gam muối natri của axit cacboxylic Y. Xác định X?
neste = nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol → Meste = 5/0,05 = 100
Số mol este E xà phòng hóa là: 1/100 = 0,01 mol
Gọi công thức chung của este E là RCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon)
Ta có: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
→ nRCOONa = neste = 0,01 mol → MRCOONa = 0,94/0,01 = 94
→ MR = 27 → R là C2H3 (CH2=CH– )
→ E: CH2=CHCOOR’ → 71 + MR’ = 100 → MR’ = 100 – 71 = 29 → R’ là C2H5
→ Vậy ancol X là C2H5OH
Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là
A. 6.1023 phân tử H2 B. 0,6 g CH4
C. 3.1023 phân tử H2O D. 1,50 g NH4Cl.
A. 6.1023 phân tử H2 = 1 mol H2 ⇒ mH = 1.2 = 2g
B. 3.1023 phân tử H2O = 0,5 mol H2O ⇒ nH = 2. nH2O = 2. 0,5 = 1 mol ⇒ mH = 1.1 = 1g
C. 0,6 g CH4 ⇒ nCH4 = 0,6/16 = 0,0375 mol ⇒ nH = 4.nCH4 = 0,0375 . 4 = 0,15 mol ⇒ mH = 1. 0,15 = 0,15 g
Vậy trong NH4Cl khối lượng hidro có ít nhất.
Cho 50 ml dung dịch amoniac có hòa tan 4,48 lít khí tác dụng với 450 ml dung dịch 1M.
Viết phương trình hóa học
Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch thu được. Coi các chất điện li hoàn toàn thành ion và bỏ qua sự thủy phân của ion
Số mol NH3 là 0,2 mol, số mol 0,45 mol
Thể tích dung dịch 500 ml =0,5 lít
Sau phản ứng còn dư : 0,45 – 0,1 =0,35 (mol)
Vì bỏ qua sự thủy phân của ion và coi phân li hoàn toàn thành ion, ta có :
Nồng độ mol của các ion trong dung dịch :
CH+ = (0,35.2) : 0,5 = 1,4M
CNH4+ = (2.0,1) : 0,5 = 0,4M
CSO42- = (0,35 + 0,1) : 0,5 = 0,9M
Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?
Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi tiếp xúc cồn không cháy được nữa.
Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?
Ở ống (1) có phản ứng:
CH3-CH2-Br + H2O --t0--> CH3-CH2-OH + HBr
AgNO3 + HBr → AgBr ↓ + HNO3
Vàng nhạt
Ống (2):
→ không có phản ứng không có hiện tượng gì
Nhận xét: Liên kết C-Br mạch hở (trong CH3-CH2-Br) kém bên hơn liên kết của Br trực tiếp với C ở vòng benzen.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet