Hình dưới đây là sơ đồ tương trựng cho phản ứng: Giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3.
Hãy cho biết:
a) Tên các chất tham gia và sản phẩm?
b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu có giữ nguyên không?
a) Chất tham gia: khí nitơ, khí hiđro.
Chất tạo thành: khí amoniac.
b) Trước phản ứng hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử nitơ cũng vậy. Sau phản ứng có 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N.
Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi phân tử ammoniac được tạo thành.
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng số nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2.
Câu A. kết tủa trắng
Câu B. dung dịch lỏng màu lam
Câu C. rắn đen
Câu D. kết tủa đỏ gạch
Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc:
a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2.
b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2.
c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.
a) VO2 = nO2.22,4 = 0,05.22,4= 1,12(l)
VH2 = nH2.22,4= 0,15.22,4= 3,36(l)
VCO2 = nCO2.22,4=14.22,4 = 313,6(l)
b) Vhh = 22,4(nO2+ nH2 + nO2) = 22,4(0,75 + 0,25 + 0,5) = 33,6(l)
c) Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,02 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:
VCO = VCO2 = VH2=VO2 = 0,02 . 22,4 = 0,448(l)
Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên? (Xem bài tập 3, thuộc Bài 15, SGK; khi đun nóng kim loại đồng (Cu) cũng có phản ứng tương tự kim loại magie (Mg). Vì sao?
Vì khi đun nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hóa hớp với oxi tạo ra chất mới nên khối lượng tăng. (khối lượng sau gồm khối lượng miếng đồng ban đầu + khối lượng oxi phản ứng)
Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau:
a. Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl
b. Cl2 → HCl → AgCl → Cl2 → Br2 →I2
c. MnO2 → Cl2 → KCl → HCl → Cl2 → CaOCl2
a. Cl2 + 2Na → 2NaCl
2NaCl + H2SO4 đ → Na2SO4 + 2HCl
2HCl + CuO →CuCl2 + H2O
2CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl↓
b. Cl2 + H2 −a/s→ 2HCl
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
2AgCl −đ/p→ 2Ag ↓ + Cl2
Cl2 + 2NaBr →2NaCl + Br2
Br2+ 2NaI → 2NaBr + I2
c. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
Cl2 + 2K → 2KCl
2KCl + H2SO4 đ,n → K2SO4 + 2HCl↑
6HCl + KClO3 → KCl + 3H2O + 3Cl2 ↑
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu A. 2,84%.
Câu B. 3,54%.
Câu C. 3,12%.
Câu D. 2,18%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB