Khí CO2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 27 gam glucozơ là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí CO2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 27 gam glucozơ là


Đáp án:

6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2

nCO2 = 6nglu = 27:180 = 0,9 mol

→ Vkhông khí = 0,9. 22,4 : 0,03% = 67200 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.

Đáp án:
  • Câu A. 25,20 gam

  • Câu B. 29,52 gam

  • Câu C. 27,44 gam

  • Câu D. 29,60 gam

Xem đáp án và giải thích
Kim loại phản ứng với nước ở t0 thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?

Đáp án:
  • Câu A. Ca

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Cu

  • Câu D. Ag

Xem đáp án và giải thích
So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất sau : propan-1-ol, etanol, butan-1-ol và đimetyl ete.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất sau : propan-1-ol, etanol, butan-1-ol và đimetyl ete.



Đáp án:

Dùng liên kết hiđro giải thích

Độ tan giảm dần theo dãy : etanol, propan-1-ol, butan-1-ol, đimetyl ete

Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy : ddimetyl ete, etanol, propan-1-ol, butan-1-ol.




Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học. a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4. b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2. c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).


Đáp án:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Vì sao đối với phân đoạn sôi < 180oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất cao, còn với phân đoạn sôi > 350oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất thấp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao đối với phân đoạn sôi < 180oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất cao, còn với phân đoạn sôi > 350oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất thấp?


Đáp án:

- Đối với phân đoạn sôi < 180oC số nguyên tử C từ 1 - 4 là chủ yếu, tồn tại chủ yếu ở dạng khí dễ bay hơi nên phải chưng cất dưới áp suất cao mới tách được C1 - C2; C3 - C4.

- Đối với phân đoạn sôi > 350oC thành phần chủ yếu là cặn mazut có nhiệt độ sôi cao nên cần phải chưng cất dưới áp suất thấp.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…