Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng khi nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng khi nào?


Đáp án:

Chiều thuận của phản ứng có tổng số mol khí giảm ⇒ muốn tăng hiệu suất thì tăng áp suất

Chiều thuận của phản ứng là chiều tỏa nhiệt ⇒ tăng hiệu suất thì giảm nhiệt độ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các phản ứng không phải oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) NH3 + dung dịch FeCl3 →                   (2) O3 + dung dịch KI →

(3) NaOH + dung dịch NaHS →                (4) CO2 + dung dịch Na2CO3 →

(5)  Na2SO3 + dung dịch HCl →               (6) Fe + dung dịch HCl  →

A. 2, 3, 4, 5                B. 1, 3, 4, 5                C.  2, 3, 5        D. 1, 3, 5, 6

Các phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử:


Đáp án:
  • Câu A.

    A

  • Câu B.

    B

  • Câu C.

    C                              

  • Câu D.

    D

Xem đáp án và giải thích
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. - Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. - Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.

- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm.

Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.

- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.

Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3

Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
a) Muốn pha 0,5 lít dung dịch NaOH có pH = 12,5 cần phải dùng bao nhiêu gam NaOH ? b) Để kết tủa hoàn toàn ion Cu2+ trong 200 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 6.10- 3M cần phải dùng bao nhiêu mililít dung dịch NaOH nói trên ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Muốn pha 0,5 lít dung dịch NaOH có pH = 12,5 cần phải dùng bao nhiêu gam NaOH ?

b) Để kết tủa hoàn toàn ion Cu2+ trong 200 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 6.10- 3M cần phải dùng bao nhiêu mililít dung dịch NaOH nói trên ?





Đáp án:

a) pH= 12,5 →[H+] = 10 -12,5  →

Mà V=0.5l →n NaOH= [OH-].V=10 -1,5 . 0,5 = 0,0158 mol

→ mNaOH= 0,0158.40=0,632

b) n CuSO4= 0,2.6.10-3=1,2 .10-3 mol→ n Cu2+ =1,2.10-3 mol

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

→ n OH- =2n Cu2+ = 2. 1,2.10-3=2,4.10-3 mol




 

Xem đáp án và giải thích
Khi điện phân MgCl2 nóng chảy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi điện phân MgCl2 nóng chảy


Đáp án:
  • Câu A. ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hóa

  • Câu B. ở cực âm, ion Mg2+ bị khử

  • Câu C. ờ cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hóa.

  • Câu D. ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là


Đáp án:

Dung dịch X chứa Ca2+ ; Na + ; AlO2- (có thể có OH-). Chất rắn Y là MgO; có thể có Al2O3 dư

X + CO2 dư → Ca(HCO3)2; NaHCO3 và kết tủa là Al(OH)3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…