Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?


Đáp án:

Trong tự nhiên n­ước ở một số vùng là n­ước cứng tạm thời, là nư­ớc có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

Ca(HCO3)2    → CaCO3   +     CO2   +   H2O

Mg(HCO3)2   →   MgCO3   +     CO2   +   H2O

CaCO3, MgCOsinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 l­ượng dấm (CH3COOH 5%) và rư­ợu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập Fe tác dụng với dung dịch HCl và FeCl3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại t mol kim loại không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z, t là.


Đáp án:
  • Câu A. 2x = y + z + t

  • Câu B. x = y + z – t

  • Câu C. x = 3y + z – 2t

  • Câu D. 2x = y + z + 2t

Xem đáp án và giải thích
Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào?


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:

• Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai.

PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

• Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2

MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2

• Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí ( tạo Fe(OH)3 )

FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2

Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

• Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.

AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

• Cho dung dịch NaOH vào dd CuCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2

CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất (NH4)2Cr2O7 chất rắn thu được sau nhiệt phân có màu gì?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất (NH4)2Cr2O7 chất rắn thu được sau nhiệt phân có màu gì?


Đáp án:
  • Câu A. Đỏ

  • Câu B. Xanh- đỏ

  • Câu C. Xanh – đen

  • Câu D. Xanh

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng xà phòng hóa chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH thu được C3H5(OH)3 và:


Đáp án:
  • Câu A. C17H31COONa

  • Câu B. C17H35COONa

  • Câu C. C15H31COONa

  • Câu D. C17H33COONa

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị
của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1

Cho hỗn hợp vào H2SO4 loãng. Dư chất rắn => Dư Cu => Muối sắt (III) đã bị khử hết xuống sắt (II) 

10FeSO4+ 2KMnO4+ 8H2SO4 →5Fe2(SO4)3+ K2SO4+ 2MnSO4+ 8H2

nKMnO4= 0,048 mol 

=> nFeSO4= 0,24 mol 

Cu+ Fe2(SO4)3 → CuSO4+ 2FeSO4 

=> nFe2(SO4)3= nCu phản ứng= 0,12 mol 

Fe2O3+ 3H2SO4 -→ Fe2(SO4)3+ 3H2

=> nFe2O3= 0,12 mol  

=> mFe2O3= 19,2g 

Sau phản ứng, chất rắn giảm = m - 0,328m = 0,672m (gam) 

m rắn giảm =  mFe2O3 + mCu phản ứng 

=> 19,2+ 0,12.64= 0,672m 

=> m = 40g

Cách 2

Dung dịch X chứa Cu2+ và Fe2+

Ta có: nKMnO4 = 0,048 mol

Áp dụng BT e ta có: nFe2+ = 5.0,048 = 0,24 mol

BTNT nên nFe2O3 = 0,12 mol

Rắn không tan gồm Fe2O3 và Cu (0,12 mol)

=> m – 0,328m = 160.0,12 + 64.0,12 = 26,88

=> m = 40 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…