Hiện tượng thực tiễn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế ?

Đáp án:
  • Câu A. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

  • Câu B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và có một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng. Đáp án đúng

  • Câu C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện hiện tượng đông tụ.

  • Câu D. Đốt cháy da hay tóc thấy có mùi khét.

Giải thích:

Chọn B. A. Đúng, khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện. B. Sai, trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và có một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu tím xanh đặc trưng. C. Đúng, đun nóng lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa đó là do hiện tượng đông tụ đông tụ protein. D. Đúng, vì thành phần của tóc và da là protein nên khi đốt có mùi khét.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là:

Đáp án:
  • Câu A. 2 : 1

  • Câu B. 3 : 2

  • Câu C. 3 : 1

  • Câu D. 5 : 3

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết: a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn. b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt. c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết:

a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.

c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).


Đáp án:

a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn

- Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.

b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt

- Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.

Sắt thuộc nhóm nguyên tố d

c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt

Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.

Fe + S --t0--> FeS

2Fe  + 3Cl2  --t0--> 2FeCl3

Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozo tạo dung dịch màu xanh lam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozo tạo dung dịch màu xanh lam?


Đáp án:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → 2H2O + (C6H11O6)2O

nCu(OH)2 = 1/2 nglu = 0,5.(90/180) = 0,025 mol

mCu(OH)2 = 0,025.98 = 2,45g

Xem đáp án và giải thích
Bài toán về điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm


Đáp án:
  • Câu A. Cu, Al2O3, Mg.

  • Câu B. Cu, Al, MgO.

  • Câu C. Cu, Al, Mg.

  • Câu D. Cu, Al2O3, MgO

Xem đáp án và giải thích
Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không?


Đáp án:

Dạng amilozo tan nhiều trong nước hơn dạng amilopectin vì cấu trúc hóa học không phân nhánh, đồng thời số lượng mắt xích trong phân tử nhỏ hơn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…