Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Phương trình phản ứng: R + 2HCl → RCl2 + H2
Ta có nHCl = 2nH2 = 0,12 mol
mmuối = mkim loại + mCl- = 1,76 + 0,12. 35,5 = 6,02 gam.
Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?
Trong máu chứa hồng cầu, mà trong hồng cầu chứa huyết sắc tố đó cũng là một nguyên nhân giải thích máu người chúng ta có màu đỏ. Huyết sắc tố chính là Hemoglobin là một protein màu gồm 2 thành phần là nhân hem và globin. Hem là một sắc tố màu đỏ, nó rất quan trọng trong việc vận chuyển oxi trong dòng máu trong cơ thể. Hem chứa một nguyên tử sắt liên kết với oxi, và chính phân tử này đã vận chuyển oxi từ phổi bạn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Mặt khác mắt chúng ta thấy được màu sắc đặc biệt của các chất hóa học dựa trên các bước sóng ánh sáng mà chúng phản xạ. Vì huyết sắc tố liên kết với oxi hấp thụ ánh sáng màu xanh lam nên chúng phản xạ ánh sáng đỏ cam vào mắt của người nhìn, làm xuất hiện màu đỏ. Đó là lý do vì sao khiến máu chuyển sang màu đỏ tươi sáng khi oxi liên kết với sắt, nếu không có oxi máu chúng ta sẽ có màu đỏ đậm hơn.
Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi:
a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH?
b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3?
Viết các phương trình hóa học
a) Chất có nhóm – OH: rượu etylic (C2H5OH), CH3COOH.
Chất có nhóm – COOH: axit axetic (CH3COOH).
b) - Chất tác dụng được với K: rượu etylic và axit axetic:
2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2↑
2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2↑
- Chất tác dụng được với Zn: CH3COOH
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2↑
- Chất tác dụng được với NaOH : axit axetic và chất béo :
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa
- Chất tác dụng với K2CO3: CH3COOH
2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2↑ + H2O.
a) Điền các số thích hợp vào bảng.
Hidrocacbon | CTPT | Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng | Số liên kết pi (π) | Số vòng (V) | Tổng số π+V |
Ankan | CnH2n+2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Anken | CnH2n | 2 | 1 | 0 | 1 |
Monoxicloankan | CnH2n | ||||
Ankađien | CnH2n-2 | ||||
Ankin | CnH2n-2 | ||||
Oximen(*) | C10H16 | ||||
Limone(*) | C10H16 |
(*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”.
(**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn.
b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.
a)
Hidrocacbon | CTPT | Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng | Số liên kết pi (π) | Số vòng (V) | Tổng số π+V |
Ankan | CnH2n+2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Anken | CnH2n | 2 | 1 | 0 | 1 |
Monoxicloankan | CnH2n | 2 | 0 | 1 | 1 |
Ankađien | CnH2n-2 | 4 | 2 | 0 | 2 |
Ankin | CnH2n-2 | 4 | 2 | 0 | 2 |
Oximen(*) | C10H16 | 6 | 3 | 0 | 3 |
Limone(*) | C10H16 | 6 | 2 | 1 | 3 |
b) 1 nguyên tử C có 4 electron hóa trị
⇒ n nguyên tử C có 4.n electron hóa trị.
⇒ số liên kết σ giữa các nguyên tử C trong phân tử ankan (n-1)
⇒ số e hóa trị dùng tạo (n - 1) liên kết σ giữa C-C là (n-1).2.
⇒ số nguyên tử H là 2n + 2. Công thức ankan : CnH2n+2
Với các hidrocacbon không no hay vòng. Số e hóa trị phải dùng cho 1 liên kết π là 2: 1 vòng tương ứng với 1 liên kết π, một nối ba tương ứng với hai nối đôi.
Như vậy:
Số H trong phân tử anken hoặc xicloankan kém hơn anka có số C tương ứng là 2 vì anken có 1 liên kết π và xicloankan có một vòng.
Số H trong phân tử ankin hoặc ankadien kém hơn ankan có số C tương ứng là 4 vì ankin có một nối ba và ankadien ó hai nối đôi.
Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là gì?
Quy đổi hỗn hợp về Fe (x mol) và O (y mol)
⇒ 56x + 16y = 11,36 mol (1)
Bảo toàn e: 3nFe = 2nO + 3 nNO
⇒ 3x – 2y = 0,18 (2)
⇒ Từ (1)(2) ⇒ x = 0,16; y = 0,15
NO3- = ne cho = 3nFe = 0,48
mmuối = mFe + mNO3- = 0,16.56 + 0,48.62 = 38,72g
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được. Tính khối lượng Ag.
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol.
Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet