Hiện nay, túi PE được dùng làm túi an toàn để đựng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần có giải pháp nào để thay thế PE ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện nay, túi PE được dùng làm túi an toàn để đựng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần có giải pháp nào để thay thế PE ?



Đáp án:

Túi PE không gây độc nên thuận lợi cho việc dùng đựng thực phẩm. Tuy nhiên, do PE là chất rất bền với các tác nhân oxi hoá thông thường, không bị phân huỷ sinh học và không tự phân huỷ được, nên sau một thời gian, lượng túi PE trở thành phế thải rắn rất ỉớn, đòi hỏi việc xử lí rác thải rất khó khăn.

Cần có các vật liệu an toàn, dễ tự phân huỷ hoặc bị phân huỷ sinh học, thí dụ túi làm bằng vật liệu sản xuất từ xenlulozơ.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.


Đáp án:

nH2 = 0,45 mol

Kim loại R có hoá trị II ⇒ Muối kim loại R là RCl2

PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2

         0,45                          0,45 mol

MR = m/n = 25,2/0,45 = 56

Vậy kim loại R là Fe

 

Xem đáp án và giải thích
Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ? a) Axit sunfuric tác dụng với đồng(II) oxit. b) Axit sunfuric đặc tác dụng với đồng kim loại. Viết các phương trình hoá học và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ?

a) Axit sunfuric tác dụng với đồng(II) oxit.

b) Axit sunfuric đặc tác dụng với đồng kim loại.

Viết các phương trình hoá học và giải thích.


Đáp án:

Ta có phương trình:

a) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

b) Cu + 2H2SO → CuSO+ SO2 + 2H2O

Gỉa sử cần điều chế 1 mol CuSO4

Theo pt (a) nH2SO4 = nCuSO4 = 1 mol

Theo pt (b) nH2SO4 = 2 nCuSO4 = 2 mol

⇒ Dùng theo phương pháp a tiết kiệm axit hơn

Xem đáp án và giải thích
Tại sao chuột lại chết gần nguồn nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao chuột lại chết gần nguồn nước?


Đáp án:

Sau khi chuột ăn phải bả thì chính Zn3P2 sẽ thủy phân rất mạnh làm hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm mạnh, cơ thể nó khát nước và từ đó sẽ đi tìm nguồn nước. Khi chuột uống nước để giảm cơn khát chính Zn3P2 đã tác dụng với nước để giải phóng ra một loại khí độc là Phốt phin (PH3):

Zn3P2 + 6H2O –> 3Zn(OH)2 + 2PH3.

Uống càng nhiều nước thì khí này càng thoát ra nhiều hơn và làm chuột chết, chính vì nguyên nhân đó mà chuột chết ở gần nguồn nước.

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết: a. Khối lượng bột nhôm cần dùng? b. Khối lượng của những chất sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết:

a. Khối lượng bột nhôm cần dùng?

b. Khối lượng của những chất sau phản ứng.


Đáp án:

nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol

Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe

a. nAl = 2.nFe2O3 = 0,2 mol ⇒ mAl = 0,1.27 = 5,4 gam

b. Sau phản ứng : mAl2O3 = 0,1.102 = 10,2 gam; mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Theo hình 2.5 trong bài học hãy rút ra câu trả lời: Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có giữ nguyên trước và sau phản ứng không?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo hình 2.5 trong bài học hãy rút ra câu trả lời: Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có giữ nguyên trước và sau phản ứng không?


Đáp án:

Hình 2.5 là sơ đồ tương trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước: số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên trước và sau phản ứng. Số nguyên tử H là 4 và số nguyên tử oxi là 2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…