Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?


Đáp án:

Giống nhau: đều là oxit axit

   CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SiO2 tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy:

   SiO2 + 2NaOHn,c → Na2SiO3 + H2O

Khác nhau:

CO2 SiO2

- Tính chất vật lí:

   + Chất khí không màu

   + Tan ít trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Có tính oxi hóa

CO2 + 2Mg → C + 2MgO

- Tính chất vật lí:

   + Chất rắn

   + Không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Tan trong axit HF

SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vinyl clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, dẫn nước, vải che mưa... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây

Đáp án:
  • Câu A. Vinyl clorua

  • Câu B. Acrilonitrin

  • Câu C. Propilen

  • Câu D. Vinyl axetat

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là


Đáp án:

H2N-CH2-COOH + KOH → H2N-CH2-COOK + H2O

0,02 mol             0,015           0,015 mol

Cô cạn còn Gly còn dư: 0,005 mol

=> m rắn = 2,07

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 31,89 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được 10,08l (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X so với khí hidro là 59/3 . Cô cạn dung dịch Y thu được 220,11 gam muối khan. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 31,89 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được 10,08l (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X so với khí hidro là 59/3 . Cô cạn dung dịch Y thu được 220,11 gam muối khan. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A là


Đáp án:

Giải

Ta có : nNO + nN2O = 10,08 : 22,4 = 0,45 mol (1)

30nNO + 44nN2O = (59/3).2.0,45 = 17,7 (2)

Từ (1), (2) => nNO = 0,15 và nN2O = 0,3

Gọi số mol của Al (x mol) và Mg (y mol)

Ta có : 27x + 24y = 31,89 (*)

Giả sử sản phẩm khử chỉ có NO, N2O, ta có : m muối = mKL + mNO3- = 31,89 + 62.(3.0,15 + 0,3) = 78,39 < 220,11g  (vô lý) => có tạo ra muối NH4NO3 (z mol)

Hoặc ta thấy có kim loại Al => chắc chắn tạo ra muối NH4NO3

BT e ta có : 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3

=>3x + 2y = 3.0,15 + 8.0,3 + 8z

=> 3x + 2y – 8z = 2,85 (**)

Ta lại có: mY = 220,11 => mAl(NO3)3 + mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 220,11

=>213.x + 148.y + 80z = 220,11 (***)

Từ *, **, *** ta có x = 0,47; y = 0,8; z = 0,02

%mAl = (27.0,47.100) : 31,89 = 39,79%

=>%mMg = 60,21%

Xem đáp án và giải thích
Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?


Đáp án:

Đó là do ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe3O4 lấp lánh màu lam. Lớp áo màu lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt không bị gỉ và không bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxit ở nhiệt độ từ 140 đến 1500 . Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.

Xem đáp án và giải thích
Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?


Đáp án:

 Những quả bóng có thể được bơm bằng khí hidro. Vì: dH2/kk = 2/29 = 1/15

 Nên khí hidro nhẹ hơn xấp xỉ bằng 1/15 không khí nên bóng bay được.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…