Hãy xác định khối lượng của những lượng chất sau đây:    a) 0,01 mol phân tử O; 0,01 mol nguyên tử O2; 2 mol nguyên tử Cu.    b) 2,25 mol phân tử H2O; 0,15 mol phân tử CO2.    c) 0,05 mol của những chất sau: NaCl, H2O, C12H22O11.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định khối lượng của những lượng chất sau đây:

   a) 0,01 mol phân tử O; 0,01 mol nguyên tử O2; 2 mol nguyên tử Cu.

   b) 2,25 mol phân tử H2O; 0,15 mol phân tử CO2.

   c) 0,05 mol của những chất sau: NaCl, H2O, C12H22O11.


Đáp án:

  a) mO = nO.MO = 0,01.16= 0,16(g)

   mO2 = nO2.MO = 0,01.32 = 0,32(g)

  mCu = nCu.MCu = 2.64 = 128(g)

   b) MH2O =1.2 + 16 =18 g/mol

   mH2O = nH2O.MH2O= 2,25.18 = 40,5(g)

   MCO2 = 12 + 16.2 =44g/mol

   mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,15.44 = 6,6(g)

   c) MNaCl = 23 + 35,5 = 58,5 g/mol

   mNaCl = nNaCl.MNaCl = 0,05.58,5 = 2,925(g)

   mH2O = nH2O.MH2O = 0,05.18 = 0,9(g)

   MC12H22O11 = 12.12 + 22 + 16.11 =324 g/mol

   mC12H22O11 = nC12H22O11.MC12H22O11 = 0,05.324 = 17,1(g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.


Đáp án:

Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí vì nồng độ oxi trong oxi nguyên chất (100%) lớn hơn rất nhiều lần nồng độ oxi trong không khí (20% theo số mol). Do đó tốc độ phản ứng cháy trong oxi nguyên chất lớn hơn nhiều so với tốc độ phản ứng cháy trong không khí, nên phản ứng cháy của axetilen trong oxi nguyên chất xảy ra nhanh hơn, trong một đơn vị thời gian nhiệt tỏa ra nhiều hơn. Ngoài ra khí axetilen cháy trong không khí, một phần nhiệt lượng tỏa ra bị nitơ không khí hấp thụ làm nhiệt độ ngọn lửa giảm bớt.

Xem đáp án và giải thích
Khi điện phân MgCl2 nóng chảy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi điện phân MgCl2 nóng chảy


Đáp án:
  • Câu A. ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hóa

  • Câu B. ở cực âm, ion Mg2+ bị khử

  • Câu C. ờ cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hóa.

  • Câu D. ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử.

Xem đáp án và giải thích
Cho biết phản ứng sau: 4CuO(r) ⇄ 2Cu2O(r) + O2(k) ΔH > 0. Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết phản ứng sau: 4CuO(r) ⇄ 2Cu2O(r) + O2(k) ΔH > 0.

Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O?


Đáp án:

Dùng biện pháp đun nóng (phản ứng thu nhiệt) hoặc hút khí O2 ra.

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?


Đáp án:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng tốc độ bằng nhau (vt = vn ). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

- Ý nghĩa của hằng số cân bằng KC: Hằng số cân bằng KC cho thấy tích nồng độ các sản phẩm phản ứng lớn hơn hay bé hơn tích nồng độ các chất phản ứng bao nhiêu lần. Mặt khác, vì nó cho biết lượng các chất phản ứng còn lại và lượng các sản phẩm tạo thành ở vị trí cân bằng, do đó biết hiệu suất của phản ứng.

- Hằng số cân bằng KC của một phản ứng không luôn luôn là hằng số vì hằng số cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ. Tại một nhiệt độ, mỗi cân bằng hóa học có một hằng số cân bằng đặc trưng cho nó.

Xem đáp án và giải thích
Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 + 3H2 ⇆ 2NH3 Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:

N2 + 3H2 ⇆ 2NH3

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu là gì?


Đáp án:

Gọi nồng độ ban đầu của N2 và H2 là a và b

Ta có: [N2] pư = [H2]pư/3 = ([NH3]tạo thành)/2

a – 2 = (b-3)/3 = 2/2

⇒ a = 3; b = 6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…