Hãy viết công thức hóa học của các axit chứa các gốc axit sau: -Cl, =SO3, = SO4, -NO3 và cho biết tên của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức hóa học của các axit chứa các gốc axit sau: -Cl, =SO3, = SO4, -NO3 và cho biết tên của chúng.


Đáp án:

Gốc axit

Công thức hóa học của axit

Tên axit

-Cl

HCl

Axit clohiđric

=SO3

H2SO3

Axit sunfurơ

=SO4

H2SO4

Axit sunfuric

-NO3

HNO3

Axit nitric

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.



Đáp án:

Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3 ; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng : CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2 ; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.


Xem đáp án và giải thích
Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK) a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5? b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK)

a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5?

b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Ống nghiệm thứ nhất chuyển thành ống nghiệm b vì hexan không tác dụng với KMnO4, không tan trong KMnO4 nên chúng tách thành hai lớp. Ống nghiệm thứ hai chuyển thành ống nghiệm c vì hex-1-en tác dụng với KMnO4, làm mất màu dung dịch KMnO4, tạo ra sản phẩm không tan, tách thành hai lớp.

b) 3CH3-(CH2)3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O→3CH3-(CH2)3-CHOH-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?


Đáp án:

mCu = 0,6m, mFe = 0,4m.

mchất rắn sau = 0,65m > mCu nên Fe chưa phản ứng hết, Cu chưa phản ứng, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Fe(NO3)2.

Áp dụng định luật bảo toàn electron có: 2.nFe = 3.nNO → nFe = 0,03 mol = nmuối → mmuối = 0,03. 180 = 5,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M. sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M. sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Tìm m?


Đáp án:

Bảo toàn N: nAgNO3 = 0,04mol → nZn(NO3)2 = 0,02 mol

Bảo toàn khối lượng cho kim loại:

m + 0,04. 108 + 1,95 = 3,12 + 3,45 + 0,02.65

→ m = 1,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây

Đáp án:
  • Câu A. 6,0.

  • Câu B. 6,5.

  • Câu C. 7,0.

  • Câu D. 7,5.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…