Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 2
Câu D. 3 Đáp án đúng
- Các amin có tính bazơ nên có khả năng làm đổi màu quỳ tím chuyển thành màu xanh trừ anilin (và đồng đẳng của nó) không làm đổi màu quỳ tím do có tính bazơ yếu. - Đối với các amino axit có dạng (H2N)x-R-(COOH)y thì : + Nếu x > y : quỳ tím chuyển sang màu xanh + Nếu x = y : quỳ tím không đổi màu. + Nếu x < y : quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Vậy có 3 dung dịch làm đổi màu quỳ tím. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH màu quỳ tím đỏ. C2H5NH2 màu quỳ tím xanh. NH2[CH2]2CH(NH2)COOH màu quỳ tím xanh.
Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.
Gọi ông thức hóa học của X có dạng là AgxNyOz (x, y, z thuộc N)
%O = 100% − 63,53% − 8,23% = 28,24%
Ta có: nAg:nN:nO = 63,53/108 : 8,23/14 : 28,24/16
⇒ x:y:z = 0,588 : 0,588 : 1,765
⇒ x:y:z = 1:1:3
Vậy công thức hóa học của hợp chất X là AgNO3
Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:
Câu A. bị oxi hóa.
Câu B. bị khử.
Câu C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Câu D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Cho các chất sau:
(1). Amoniac (2). Anilin (3). P – Nitroanilin
(4). P – Metylanilin (5). Metylamin (6). Đimetylamin
Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần
(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3
- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.
Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.
Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.
Thêm 6 gam P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% (D=1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.
P2O5 + 3H2O ----> 2H3PO4
142 2.98
6 ?
Khối lượng H3PO4 nguyên chất tạo từ 6 gam P2O5 là: 6.2.98/142=8,28 (g)
Khối lượng dung dịch H3PO4 trong 25 ml dung dịch H3PO4 (6%, D=1,03g/mol) là: mdd = D.V = 25.1,03 = 25,75 g
Khối lượng H3PO4 nguyên chất:
mct=6.25,75/100=1,545 (g)
Nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được sau khi thêm P2O5 là:
C% = (8,28 + 1,545).100/(6 + 25,75) = 31%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet