Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là
nHCl = n-NH2 = nN = 0,3 mol
mO = mX – mC – mH – mN = 43,1 – 1,4. 12 – 2. 1,45. 1 – 0.3.14 = 19,2
⇒ n–COOH = 1/2. nO = 1/2. 19,2/16 = 0,6 mol
⇒ nNaOH pư = nH2O = 0,6 mol
mc/rắn = mX + mNaOH – mH2O = 43,1 + 0,7.40 – 0,6.18 = 60,3 gam
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Theo định luật bảo toàn khối lượng có:
mSO2 = mS + mO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2g
Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm IA, từ đó suy ra :
a) Trạng thái oxi hoá của các nguyên tố.
b) Kiểu liên kết hoá học trong hầu hết các hợp chất của chúng.
Cấu hình e lớp ngoài cùng của nhóm IA: ns1
→ Trạng thái số oxi hóa của các nguyên tố nhóm IA là: +1
→ Kiểu liên kết hóa học trong hầu hết các hợp chất của nó là liên kết ion.
Vitamin A có công thức phân tử C10H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh không chứa liên kết ba. Hỏi trong phân tử có mấy liên kết đôi?
Vitamin A có công thức phân tử C10H30O:
( π + v) = (2.10 + 2 - 30/2 =6
=> C10H30O có 1 vòng, số π = 5
Phân tử không có liên kết 3 => Vitamin A có 5 liên kết đôi.
Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
Dung dịch X chứa Ca2+ ; Na + ; AlO2- (có thể có OH-).
Chất rắn Y là MgO; có thể có Al2O3 dư
X + CO2 dư → Ca(HCO3)2; NaHCO3 và kết tủa là Al(OH)3
Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4
Cách 1. Trung hòa hai axit bằng dung dịch NaOH, sau đó dùng dung dịch AgNO3 nhận biết ion PO43- vì tạo kết tủa màu vàng.
3Ag++PO43- → Ag3PO4↓
Cách 2. Cho bột Cu tác dụng với từng axit H3PO4 không tác dụng với Cu, chỉ có HNO3 tác dụng với Cu sinh ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí hoặc khí màu nâu.
3Cu + 8HNO3loãng→3Cu(NO3)2 +2NO↑+4H2O
Cu + 4HNO3đặc→Cu(NO3)2+2NO2↑+2H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet