Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :
a) AgNO3 và Pb(NO3)2.
b) AgNO3 và Cu(NO3)2.
c) AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.
b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.
c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.
Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.
a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.
b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:
- Thay đổi vị trí nhóm amino.
- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)
nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2
MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol
nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH
Gọi công thức của A là H2N-R-COOH
⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)
Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:
a) CTCT của A là
b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:
∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:
a. Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ?
b. Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không
a. Có 3 dạng cấu trúc cơ bản phân tử polime:
- Dạng mạch không phân nhánh: PE, PVC, polimebutadien, amilozo
- Dạng mạch phân nhánh: amilopectin
- Dạng mạch không gian: cao su lưu hóa
b. Dạng amilozo tan nhiều trong nước hơn dạng amilopectin vì cấu trúc hóa học không phân nhánh, đồng thời số lượng mắt xích trong phân tử nhỏ hơn
Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần?
Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
Để hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít H2(đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch X rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được bao nhiêu?
Ta có: nHCl hòa tan Fe = 2n H2 = 0,3 mol
nHCl hòa tan các oxit = 0,7 – 0,3 = 0,4 mol
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có:
nO2-(oxit) = ½ n Cl- = 0,2 mol
⇒ mFe (trong X) = moxit – moxi = 20 – 0,2.16 = 16,8g
⇒ nFe = 0,3 mol
Bảo toàn nguyên tố ta có: nFe2O3 = ½ nFe = 0,15mol
⇒ mc/rắn = mFe2O3 = 0,15. 160 = 24g
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học
Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Do giai đoạn này xảy ra hiện tượng parafin biến đổi có tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB