Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của anđhit và axit tương úng. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của anđhit và axit tương úng. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa chúng.


Đáp án:

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt sôi của axit cao hơn anđehit có số C lượng ứng vì axit tạo được liên kết hiđro liên kết phân tử chặt chẽ.

- Axit có độ tan cao hơn anđehit có số C tương ứng vì axit tạo được liên kết hiđro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hiện nay, để sản xuất amoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí.Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí amoniac?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện nay, để sản xuất amoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí amoniac?


Đáp án:

Phương trình điều chế hiđro

CH4 + 2H2O -to, xt→ CO2 + 4H2

Phương trình loại khí oxi:

CH4 + 2O2 -to→ CO2 + 2H2O

Phương trình tống hợp amoniac:

N2 + 3H2 -450-500o, Fe, 200-300atm→ 2NH3

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình phản ứng hóa học dưới đây phương trình nao chưa chính xác?

Đáp án:
  • Câu A. 10HNO3 + 3Fe(OH)2 → 8H2O + NO + 3Fe(NO3)3

  • Câu B. BaO + H2O → Ba(OH)2

  • Câu C. (NH2)2CO + HCl → H2O + 2NH4Cl + CO2

  • Câu D. 2Cr + 6HCl → 2 CrCl3 + 3H2

Xem đáp án và giải thích
Điền Đ (đúng) hoặc S ( sai) vào ô vuông bên cạnh các câu sau : a) Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. b) Anđehit là hợp chất lưỡng tính. c) Khi tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I. d) Axit axetic tác dụng được với dung dịch bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. e) Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton. f) Trong công nghiệp, axeton được tổng hợp từ cumen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điền Đ (đúng) hoặc S ( sai) vào ô vuông bên cạnh các câu sau :

a) Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

b) Anđehit là hợp chất lưỡng tính.

c) Khi tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I.

d) Axit axetic tác dụng được với dung dịch bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

e) Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton.

f) Trong công nghiệp, axeton được tổng hợp từ cumen.


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) Đ

e) Đ

f) Đ

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách nào?


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.

Xem đáp án và giải thích
Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng: a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích. b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng:

a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích.

b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.


Đáp án:

a) Phenol có tính axit mạnh hơn vì phenol phản ứng với dung dịch NaOH, etanol không phản ứng với dung dịch NaOH.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Vòng benzen hút electron làm mật độ electron trên nguyên tử O giảm ⇒ liên kết –O-H phân cực mạnh ⇒ Phenol có tính axit tuy yếu. Trong khi đó nhóm -C2H5 của ancol etylic đẩy electron làm mật độ electron trên nguyên tử O tăng⇒ liên kết –O-H ít phân cực hơn.

b) Nhóm –OH đẩy electron vào vòng benzen nhờ hiệu ứng liên hợp p-π (electron trên phân lớp p của nguyên tử O và liên kết π của vòng benzen) làm cho vị trí 2,4,6 (ortho, para) giàu electron, phản ứng thế ưu tiên tại các vị trí này. Trong khi đó nhóm -NO2 trong phân tử nitrobenzen hút electron làm cho vị trí 2. 4, 6 không còn giàu electron như trường hợp phenol.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…