Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì. Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì.

Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.





Đáp án:

Ngâm thuỷ ngân lẫn các tạp chất Zn, Sn, Pb trong dung dịch Hg(NO3)2 dư. Các tạp chất bị hoà tan, tạo thành dung dịch các muối và kim loại thuỷ ngân. Lọc bỏ dung dịch, được thuỷ ngân.

Trong những phản ứng này, Hg2+ là chất oxi hoá, các kim loại là những chất khử.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các chất dưới đây thuộc loại hợp chất nào, viết công thức của các hợp chất đó: natri hidroxit, khí cacbonic, khí sunfuro, sắt (II) oxit, muối ăn, axit clohidric, axit photphoric.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất dưới đây thuộc loại hợp chất nào, viết công thức của các hợp chất đó: natri hidroxit, khí cacbonic, khí sunfuro, sắt (II) oxit, muối ăn, axit clohidric, axit photphoric.

 

Đáp án:

Oxit: Khí cacbonic (CO2); khí sunfuro (SO2); sắt (III) oxit (Fe2O3)

   Axit: axit clohidric (HCl); axit photphoric ( H3PO4)

   Bazo: natri hidroxit (NaOH)

   Muối: muối ăn (NaCl)

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng điều chế tơ nion-6,6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa ?

Đáp án:
  • Câu A. axit terephatlic và etylen glicol.

  • Câu B. axit α-aminocaproic và axit ađipic.

  • Câu C. hexametylenđiamin và axit ađipic.

  • Câu D. axit α-aminoenantoic và etylen glycol

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 1,2g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 (đktc). Giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2. Xác định kim loại X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 1,2g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N(đktc). Giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2. Xác định kim loại X?


Đáp án:

nN2O = V/22,4= 0,01 mol

2N+5  + 10e  →  N2O

              0,1          0,01

X0 →X+n + ne

0,1/n        0,1

=> X = 1,2n/0,1=12n

Chọn n = 2 => X = Mg

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào lượng dư dung dịch Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời khối lượng bình đựng tăng 7,0 gam. Công thức của 2 anken là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào lượng dư dung dịch Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời khối lượng bình đựng tăng 7,0 gam. Công thức của 2 anken là gì?


Đáp án:

Gọi CTTB của X là: CnH2n

nX = 0,2

m bình brom tăng 7g ⇒ mX = 7

⇒ 14n = 7:0,2 = 35 ⇒ n = 2,5

⇒ C2H4 và C3H6

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.


Đáp án:

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

Chất khử là chất nhường electron.

Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

Thí dụ:

- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…