Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH dư thì thu được 18,77 gam xà phòng. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH dư thì chỉ thu được 17,81 gam xà phòng. Giá trị của m là
Câu A. 18,36.
Câu B. 17,25. Đáp án đúng
Câu C. 17,65.
Câu D. 36,58.
Ta có phản ứng xà phòng hóa: (RCOO)3C3H5 + 3XOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Theo phương trình ta thấy:
Cứ 3 mol XOH phản ứng thì khối lượng xà phòng tạo thành chênh lệch 3.(39 – 23) = 48 gam. 0,06 mol …………………………………………………(18,77 – 17,81) = 0,96 gam.
Vậy số mol glixerol tạo thành = 0,02;
Theo bảo toàn khối lượng: mchất béo = 18,77 + 0,02 . 92 – 0,06 . 56 = 17,25 gam.
Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
HCl = nC2H5NH2 = 0,1 mol.
BTKL: mC2H5NH2 + mHCl = m muối = 8,15 gam
Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là?
nH2 = 0,4 mol
Bảo toàn electron
3nAl + 2nMg = 2nH2 ⇒ 3nAl + 2nMg = 0,8 (1)
mhh = 27nAl + 24nMg = 7,8 (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ nAl = 0,2 (mol); nMg = 0,1 mol
⇒ %mAl = 0,2.27/7,8 .100% = 69,23%
Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước… giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa ?
Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa.
Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?
hân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Cho 10 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Số mol Cl2 và H2 trước phản ứng:
nCl2 = 0,3 mol
nH2 = 0,45 mol
H2 + Cl2 --> 2HCl (1)
Trước pu: 0,45 0,3 0
Phản ứng: 0,3 0,6
HCl + AgNO3 ---> AgCl + HNO3 (2)
0,05 0,05
Trên mặt lí thuyết số mol HCl tạo ra được tính dựa trên chất phản ứng hết là Cl2
Theo pt (1) ⇒ nHCl = 2. nCl2 = 2.0,3 = 0,6 mol
Khối lượng dung dịch HCl thu được: mdung dịch = 385,4 + 0,6.36,5 = 407,3 (g).
Số mol HCl có trong 50 gam dung dịch theo lí thuyết: (0,6. 50)/407,3 = 0,074 (mol).
Số mol HCl thực tế có trong 50 gam dung dịch được tính từ phương trình phản ứng (2) là: nHCl = nAgCl = 0,05 mol.
Hiệu suất phản ứng: H% = (0,05/0,074).100% = 67,56%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
68 Game Bài