Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của: a) Hiđro sunfua. b) Lưu huỳnh đioxit. Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:

a) Hiđro sunfua.

b) Lưu huỳnh đioxit.

Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.


Đáp án:

a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua.

- Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

- Tính khử mạnh :

2H2S + O2 → 2S ↓ + 2H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

 

b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

* SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3 là axit yếu

SO2 + H2O → H2SO3

* SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2 + 2H2S → 3S ↓ + 2H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực. b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực.

b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.


Đáp án:

a. Chất béo là các chất hữu cơ không phân cực nên tan được trong các dung môi không phân cực và không tan được trong các dung môi phân cực như nước.

b. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các triglixerit chứa các gốc axit béo no cao hơn các triglixerit chứa các gốc axit béo không no.

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng. Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện. Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện. 1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên. 2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên. 3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.

Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện.

Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện.

1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên.

2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên.

3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm


Đáp án:

1. TN1:

Catot Cu (-)    <---  CuSO4 dd --> Anot graphit (+)

Cu2+, H2O                                         SO42-, H2O

Cu2+ + 2e  --> Cu                                2H2O  --> O2 + 4H+   + 4e

Phương trình điện phân: 2Cu2+   +   2H2O       ---đpdd---> 2Cu  +  4H+         + O2

Hiện tượng : Kim loại đồng bám vào catot bằng đồng

- Có khí thoát ra ở anot bằng graphit

- Màu xanh của dung dịch nhạt dần

Thí nghiệm 2 :

Catot graphit (-)                   <---  CuSO4 dd -->           Anot Cu (+)

Cu2+, H2O                                                                    SO42-, H2O

Cu2+dd + 2e  --> Cu catot                                      Cu anot  ---> Cu2+ dd + 2e

Phương trình điện phân:

Cu2+dd + Cuanot → Cucatot + Cu2+dd

Hiện tượng :

- Kim loại đồng bám vào catot bằng graphit

- Anot bằng đồng tan ra

- Màu xanh của dung dịch không đổi

2. Nồng độ H+ ở thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2 ⇒ pHTN1 < pHTN2

3. Nồng độ Cu2+ ở thí nghiệm 1 giảm , ở thí nghiệm 2 không đổi .

 

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau:


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thu được khí oxi. Tính thể tích của khí thu được ở đktc
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thu được khí oxi. Tính thể tích của khí thu được ở đktc


Đáp án:

nKClO3 =0,1 mol

2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2

0,1 → 0,15 (mol)

Vậy VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?


Đáp án:

Cho quỳ tím vào từng chất:

   + Qùy tím chuyển sang màu đỏ là KHSO4

   + Qùy tím chuyển sang màu xanh là Na2CO3 và CH3NH2

   + Qùy tím không chuyển màu là NaCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…