Hai đồng phân A và B chỉ chứa C, H và O. đốt cháy hoàn toàn 1,38 g A thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam nước. tỉ khối hơi so với hidro bằng 23. A tác dụng với natri giải phóng hidro còn B không phản ứng với natri. Hãy xác định công thức phân tử, nhóm chức và công thức cấu tạo của A và B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hai đồng phân A và B chỉ chứa C, H và O. đốt cháy hoàn toàn 1,38 g A thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam nước. tỉ khối hơi so với hidro bằng 23. A tác dụng với natri giải phóng hidro còn B không phản ứng với natri. Hãy xác định công thức phân tử, nhóm chức và công thức cấu tạo của A và B.


Đáp án:

Đặt công thức tổng quát của A, B, là CxHyOz (a mol)

MA = MB = 23.2 = 46

nA = 0,03 mol;

nCO2 = 0,06 mol;

nH2O = 0,09 mol.

                   CxHyOz       +  (x + y/4 - z/2)O2      --->  xCO2   +   y/2H2O     

Theo PT:         1                                                                x                   y/2

Theo đề:         0,03                                                          0,06               0,09

x = 0,06/0,03 = 2; y = 2.(0,09/0,03) = 6

Với MA = 46 ⇒ 12.2 + 1.6 + 16.Z = 46 ⇒ z = 1

Công thức phân tử của A là: C2H6O.

Theo đề bài A là : CH3-CH2OH (ancol etylic),B là CH3-O-CH3 (đimetylete).

                                                              

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon. (b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. (c) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam (d) Hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 dùng hàn đường ray. (e) Nước đá khô có công thức là CO2 (rắn), không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Số phát biểu sai là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao? Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5. Gọi tên các oxit đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao?

Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5. Gọi tên các oxit đó.


Đáp án:

Các oxit axit: (vì là oxit của phi kim tương ứng với một axit (H2CO3, H2SO3, H3PO4)

CO2: Cacbon đioxit.

SO2: Lưu huỳnh đioxit.

P2O5: điphotpho pentaoxit.

Các oxit bazơ là:(vì là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ(NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3)

Na2O: Natri oxit.

MgO: Magie oxit.

Fe2O3: Sắt(III) oxit.

Xem đáp án và giải thích
Có 5 mẫu kim loại là Mg, Al, Ba, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 thì có thể nhận biết được những mẫu kim loại nào ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 5 mẫu kim loại là Mg, Al, Ba, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 thì có thể nhận biết được những mẫu kim loại nào ?


Đáp án:
  • Câu A. Mg, Ba, Ag.

  • Câu B. Mg, Ba, Al.

  • Câu C. Mg, Ba, Al, Fe.

  • Câu D. Cả 5 mẫu kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm Tiến hành: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

Tiến hành:

Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.

2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?


Đáp án:

1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Có một mẫu kim loại đồng lẫn một ít kim loại bạc. Hãy trình bày hai phương pháp hoá học để điều chế đồng( II) nitrat tinh khiết từ mẫu kim loại đồng nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một mẫu kim loại đồng lẫn một ít kim loại bạc. Hãy trình bày hai phương pháp hoá học để điều chế đồng( II) nitrat tinh khiết từ mẫu kim loại đồng nói trên.



Đáp án:

Phương pháp 1: Nghiền nhỏ mẫu kim loại rồi ngâm trong dung dịch AgNO3 vừa đủ. Lọc bỏ kim loại rắn, nước lọc là dung dịch 
Phương pháp 2: Nghiền nhỏ mẫu kim loại rồi ngâm trong dung dịch HNO3 đặc, được dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Xử lí dung dịch 2 muối này bằng bột Cu (dư). Nước lọc là dung dịch Cu(NO3)2. Trong những phản ứng này, HNO2 bị khử thành NO2.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…