Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Al khử H2O rất khó khăn, không thu được khí H2 vì Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước. Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH,...) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.
2Al + 6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2 (1)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O (2)
Hai phản ứng trên xảy ra luân phiên nhau, cho tới khi Al bị oxi hoá hết. Ở đây, kiềm giữ vai trò hoà tan màng bảo vệ Al(OH)3, tạo điều kiện cho Al khử H2O dễ dàng.
Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là gì?
Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
⇒ tên gọi của Na2SO4 là: Natri sunfat
Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là bao nhiêu lít?
nNH3 = nHNO3 = 21%. 5. 103. 1,2 : 63 = 20 mol
H = 80% ⇒ VNH3 = 20. 22,4 : 80% = 560 lít
Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng tristearin trong NaOH , sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,2 gam glixerol .Khối lượng muối thu được là
nglixerol = 9,2 : 92 = 0,1 mol
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (glixerol)
Ta có:
⟹ mxà phòng (C17H35COONa) = 0,3.306 = 91,8 gam.
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO → CO2 + Fe (1)
Fe3O4 + H2 → H2O + Fe (2)
CO2 + Mg → MgO + C (3)
Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?
Fe2O3 + 3CO t0→ 3CO2 + 2Fe (1) (Fe2O3 nhường oxi cho CO)
Fe3O4 + 4H2 t0→ 4H2O + 3Fe (2) (Fe3O4 nhường oxi cho H2)
CO2 + 2Mg t0→ 2MgO + C (3) (CO2 nhường oxi cho Mg)
Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử.
Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với bốn nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O
a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
b) Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
a) Phân tử gồm 1X và 4H
Phân tử khối của hợp chất trên: X + 4 = 16.
Nguyên tử khối của X = 16 – 4 = 12đvC.
Vậy X là nguyên tố cacbon: C
b) Phần trăm về khối lượng cacbon có trong CH4 là: %C = (12/16).100% = 75%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet