Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

Đáp án:
  • Câu A. Tinh bột

  • Câu B. Saccarozo

  • Câu C. Glucozo Đáp án đúng

  • Câu D. Fructozo

Giải thích:

Chất Glucozo còn có tên gọi là đường nho.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích tại sao dung dịch HCl trong nước dẫn điện, còn dung dịch HCl trong benzen không dẫn điện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích tại sao dung dịch HCl trong nước dẫn điện, còn dung dịch HCl trong benzen không dẫn điện.



Đáp án:

Dung dịch HCl trong nước chứa các ion H+ và Cl- (do sự phân li của các phân tử HCl) chuyển động tự do, nên dẫn điện.

Dung dịch HCl trong benzen không chứa các ion, vì các phân tử HCl trong dung môi này không phân li ra ion được, nên không dẫn điện.




Xem đáp án và giải thích
a) Dùng phản ứng hóa học để tách cation Ca2+ ra khỏi dung dịch chưa NaNO3 và Ca(NO3)2. b) Dùng phản ứng hóa học để tách anion Br- ra khỏi dung dịch chứa KBr và KNO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Dùng phản ứng hóa học để tách cation Ca2+ ra khỏi dung dịch chưa NaNO3 và Ca(NO3)2.

b) Dùng phản ứng hóa học để tách anion Br- ra khỏi dung dịch chứa KBr và KNO3.


Đáp án:

Khác với nhận biết tách chất phải có bước tái tạo (hoàn trả lại sản phẩm ban đầu và thông thường phải đảm bảo khối lượng không đổi của các chất trước và sau khi tách).

a) Tách Ca2+ khỏi dung dịch có chứa Na+, Ca2+.

 

Cho dung dịch tác dụng với một lượng dư dung dịch Na2CO3 lọc thu kết tủa.

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Hòa tan kết tủa trong dung dịch HNO3 thu được Ca2+

CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑ + H2O

b) Tách Br- khỏi dung dịch có chứa Br-, NO3-.

Cho dung dịch tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, lọc thu kết tủa.

Ag+ +Br- → AgBr↓

Phân hủy AgBr ngoài ánh sáng, thu Br2. Cho Br2 tác dụng với Na thu được Br-.

2AgBr (as)→ 2Ag + Br2

2Na + Br2 → 2NaBr

Xem đáp án và giải thích
Crom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt l

Đáp án:
  • Câu A. Màu vàng và màu da cam

  • Câu B. Màu vàng và màu nâu đỏ

  • Câu C. Màu da cam và màu vàng

  • Câu D. Màu nâu đỏ và màu vàng.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?


Đáp án:

 Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như magie clorua …, Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Xem đáp án và giải thích
Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là


Đáp án:

H2NCxHy(COOH)2  = 0,1 mol và H2SO4: 0,1 mol + NaOH: a mol và KOH: 3a mol  => muối (36,7gam) + H2O

nH2O = nH+=nOH- = 0,1.2+0,1.2=0,4 mol ⇒a+3a=0,4 ⇒a=0,1

Bảo toàn khối lượng: mX + mH2SO4 + mNaOH + mKOH = mMuối + mH2O

⇒ mX + 0,1. 98 + 0,1. 40 + 0,3. 56 = 36,7 + 0,4. 18

⇒ mX = 13,3 gam

Có: mN = 0,1. 14 = 1,4g

⇒ %mN = 10,526%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…