Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch


Đáp án:

  Khi thay thế 1 mol muối cacbonat bằng muối sunfat của cùng một kim loại. Khối lượng muối kim loại tăng lên là: 96 - 60 = 36g

    nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

    Δm = 0,05.36 = 2,8 (g)

    mmuối = 12,4 + 1,8 = 14,2 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:


Đáp án:
  • Câu A. Đồng

  • Câu B. Bạc

  • Câu C. Sắt

  • Câu D. Sắt tây

Xem đáp án và giải thích
Acid carboxylic ancol este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M, oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

Đáp án:
  • Câu A. CH2=CHCOOH và C2H5OH.

  • Câu B. CH2=CHCOOH và CH3OH.

  • Câu C. C2H5COOH và CH3OH.

  • Câu D. CH3COOHvàC2H5OH.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Tính khối lượng crom bị đốt cháy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Tính khối lượng crom bị đốt cháy


Đáp án:

nCr2O3 = 0,03 mol

=> nCr = 2. nCr2O3 = 0,03. 2 = 0,06 mol

=> mCr = 0,06. 52 = 3,12 g

Xem đáp án và giải thích
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất: Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br. b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro. P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:

Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.

b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.

P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.


Đáp án:

a) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:

RO2 : Si, C

R2O5: P, N

RO3: S, Se

R2O7: Cl, Br

b) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro:

RH4: Si

RH3: N, P, As

RH2: S, Te

RH: F, Cl

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu, Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu, Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.


Đáp án:

Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần.

Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư

Phần chất rắn là Cu và Fe

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.

NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3 ↓

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 → 4Al + 3O2

Phần chất rắn đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2, còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 → Fe + Cl2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…