Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.
- Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ bỏ ra 3 electron lớp ngoài cùng tạo thành 3 cặp electron chung giữa hai nguyên tử nitơ. Mỗi nguyên tử trong phân tử N2 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử nitơ có 8 electron lớp ngoài cùng.
- Trong phân tử HCl, nguyên tử clo bỏ ra 1 electron lớp ngoài dùng tạo thành 1 cặp electron chung với một nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử HCl đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: nguyên tử hiđro có 2 electron, còn nguyên tử clo có 8 electron lớp ngoài cùng.
Từ một tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ, có thể sản xuất được bao nhiêu gam glucozo, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%.
Khối lượng tinh bột trong 1 tấn bột sắn có chứa 20% tạp chất trơ là:
m = 1 . 80 / 100 = 0,8 (tấn)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
n(C6H10O5)n = 0,8 /162n.
Hiệu suất 75% nên khối lượng glucozơ thu được là:
mC6H12O6 = (0,8 . 180n)/162n . 75/ 100=0,67 (tấn)
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi photpho hóa trị V và oxi.
Đặt công thức hóa học dạng chung của hợp chất có dạng: PxOy.
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.V = y.II
Chuyển thành tỉ lệ: x/y = II/V = 2/5
Lấy x = 2 thì y = 5. Vậy công thức hóa học của hợp chất là P2O5.
Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại
Gọi kim loại cần tìm là M, có hóa trị là n
Công thức muối clorua là MCln
Công thức muối nitrat là M(NO3)n. Có số mol là x
Theo bài ra ta có hệ phương trình :
Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là?
Ta có nHCl = 0,05 . 2 = 0,1 (mol)
0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M
⇒ X chỉ chứa 1 nhóm -NH2.
26,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư ⇒ 37,65 gam muối.
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3=89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
=> MX = 8,9/0,1 = 89 => CH3CH(NH2)COOH (Do X là α amino axit)
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3 = 89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
Gọi X là NH2-R-COOH ⇒ R + 61 = 89 ⇒ R = 28 (Có 2 C)
X là α-amino axit nên CTCT X: CH3-CH(NH2)-COOH ⇒ alanin
Các biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi là gì?
a) Khuấy dung dịch:
- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
b) Đun nóng dung dịch:
- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
c) Nghiền nhỏ chất rắn:
- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước, kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet