Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?
Câu A. H2N(CH2)6NH2
Câu B. CH3NHCH3 Đáp án đúng
Câu C. C6H5NH2
Câu D. CH3CH(CH3)NH2
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử aminoac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon do vậy chỉ có CH3NHCH3 là amin bậc 2.
Cho 2,19g hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối trong Y
Ta có nNO3- = ne nhường = 3.nNO = 3.0,03 = 0,09 mol
mmuối = mKL + mNO3- = 2,19 + 0,09.62 = 7,77 gam.
Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.
a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.
b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.
Hãy cho biết:
- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.
- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.
a. Sn, Zn cách li Fe với môi trường nên bảo vệ được Fe.
b. Nếu bề mặt bị sây sát khi để trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
* Với cặp Fe - Sn: ăn mòn theo vết sây sát vào sâu bên trong
Cực âm là Fe: Fe → Fe2+ + 2e sau đó Fe2+ → Fe3+ + e
Cực dương là Sn: 2H2O + 2e → 2 OH- + H2
Sau đó Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3
Fe(OH)2. Fe(OH)3 → Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)
* Với cặp Fe - Zn: ăn mòn từ bên ngoài
Cực âm là Zn: Zn → Zn2+ + 2e
Cực dương là Fe: 2H2O + 2e → 2OH- + H2
Kết quả là Zn bị ăn mòn.
Cho 14,0 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với natri dư thu được 2,24 lít khí hidro (đktc)
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong A.
c. Cho 14,0 gam hỗn hợp A tác dụng với HNO3 thì thu được bao nhiêu gam axit picric (2,4,6- trinitrophenol)?
a. Gọi số mol của phenol và etanol lần lượt là x và y (mol)
b. Theo đề bài ta có hệ phương trình:
Vậy ta sẽ thu được 22,9 g axit picric.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:
a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ]
b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ]
c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ]
d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]
a) Đ
b) S
c) S
d) Đ
Tripeptit là hợp chất
Câu A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
Câu B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
Câu C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
Câu D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet68 Game Bài