Ở 550oC, hằng số cân bằng Kc của phản ứng sau đây là 0,002: C(r)+CO2 (kk) ⇔ 2CO(kk). Người ta cho 0,2 mol C và 1 mol CO2 vào một bình kín dung tích 22,4 lít không chứa không khí, nâng dần nhiệt độ trong bình đến 550oC và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Tính số mol của mỗi chất ở trạng thái cân bằng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ở 550oC, hằng số cân bằng Kc của phản ứng sau đây là 0,002:

C(r)+CO2 (kk) ⇔ 2CO(kk). Người ta cho 0,2 mol C và 1 mol CO2 vào một bình kín dung tích 22,4 lít không chứa không khí, nâng dần nhiệt độ trong bình đến 550oC và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Tính số mol của mỗi chất ở trạng thái cân bằng.


Đáp án:

                                               C                    +                    CO2 <=>             2CO

Trước pu:                              0,2                                            1

Phản ứng:                               x                                             x                              2x

Sau pu:                             0,2 - x                                       1 - x                             2x

K = [CO]2/[CO2] = 0,002 trong đó: [CO] = 2x/V; [CO2] = (1 - X)/V

=> [CO]2 = K.[CO2] => 4x2 = 0,002.22,4(1 - x)

=> x = 0,1

=> Ở trang thái cân bằng là: nCO = 0,2 mol; nCO2 = 0,9 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Tìm m?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Tìm m?


Đáp án:

Quy đổi hỗn hợp thành CH2 (a mol) và NH3 (0,2 mol)

⇒nO2 = 1,5a + 0,75.0,2 = 0,78 mol ⇒ a = 0,42 mol

⇒ nCO2 = a = 0,42 mol và nH2O = a + 0,2.1,5 = 0,72 mol

m tăng = mCO2 + mH2O = 31,44g

Xem đáp án và giải thích
số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. (c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH. (d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư. (f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước

  • Câu B. Chất béo là este của etilenglicol với các axit béo

  • Câu C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng công hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni

  • Câu D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm

Xem đáp án và giải thích
Có gì giống nhau và khác nhau khi nhỏ từ từ cho đến dư : a)   Dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 ? b)   Dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3 ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có gì giống nhau và khác nhau khi nhỏ từ từ cho đến dư :

a)   Dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 ?

b)   Dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3 ?





Đáp án:

a) Kết tủa tạo ra không tan trong dung dịch NH3 dư :

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

b) Kết tủa tạo ra tan trong dung dịch Ba(OH)2 dư :

2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaCl2

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O.




Xem đáp án và giải thích
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.


Đáp án:

- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

- Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit.

- Trong 1 pentapeptit có 4 liên kết peptit.

- Phân biệt: oligopeptit, polipeptit, poliamit

    + Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,… đecapeptit.

    + Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.

    + Poliamit là các polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm chức amit trong phân tử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…