Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hiđro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
a) Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa-khử.
b) Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên.
c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa - khử.
a) Số oxi hóa của nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa – khử:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Số oxi hóa của Ag tăng từ 0 đến +1
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
Số oxi hóa của Cu tăng từ 0 đến +2.
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
b) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
2Cu + 2H2S + O2 → 2CuS + 2H2O
c) Trong các phản ứng trên: chất khử là Ag, Cu còn chất oxi hóa là oxi.
Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2 thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Xác định tên gọi của X và Y?
nCO2 = 29,12/22,4 = 1,3 mol
E + NaOH → muối của axit cacboxylic đơn chức + hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
→ E là este đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Bảo toàn khối lượng ta có:
mH2O = mE + mO2 - mCO2 = 27,2 + 1,5.32 - 1,3.44 = 18 gam
→ nH2O = 18/18 = 1 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.1,3 + 1 - 2.1,5 = 0,6 mol
→ nE = nO(E)/2 = 0,6/2 = 0,3 mol
Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE → X và Y là 2 este không no, đơn chức có 1 liên kết π trong gốc hiđrocacbon.
Gọi công thức chung của X là CnH2n-2O2
→ Số nguyên tử cacbon trung bình của E là n = nCO2/nE = 1,3/0,3 = 4,33
→ Công thức phân tử của X và Y là C4H6O2 và C5H8O2
→ Công thức cấu tạo của X: CH2=CHCOOCH3 và Y: CH2=CHCOOCH2CH3
Tên gọi của X và Y lần lượt là metyl acrylat và etyl acrylat.
Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?
Câu A. NaOH.
Câu B. Ag.
Câu C. BaCl2.
Câu D. Fe.
Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
Chất stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này?
Cấu tạo của tơ capron:
-(-HN-(CH2)5-CO-)n-
→ 113n = 15000
→ a =132, 7
Hãy cho biết sự biến đổi về tính axit-bazơ của các oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố trong một chu kì và theo một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet