Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
nH2 = 0,15 mol
Ta thấy Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học ⇒ Cu không tác dụng với axit HCl.
PTHH: Fe + HCl → FeCl2 + H2
0,15 mol ← 0,15 mol
⇒ mFe = nFe.MFe=0,15.56=8,4g
%Fe = (8,4/10).100% = 84%
⇒ %Cu = 100% - 84% = 16%
Hiđrocacbon A chứa vòng benzen trong phân tử không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là 90%. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 160 g. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo A, biết rằng khi tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 trong điều kiện đun nóng có bột sắn hoặc không có bột sắn, mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất.
: 1,3,5-trimetylbenzen
Từ tính chất của A suy ra A là đồng phân của benzen và từ % khối lượng cacbon tìm được CTPT của A là
A có mạch nhánh ngoài benze. Khi thể brom vào nhánh hoặc vòng benzen chỉ tạo được một sản phẩm duy nhất, chứng tỏ các vị trí trên vòng benzen đều như nhau ; ngoài nhánh cũng tương tự. Điều đó cho phép chọn cấu tạo phù hợp.
Hòa tan hết 1,56 gam bột crom vào 550 ml dung dịch HCl 0,2M đun nóng thu được dung dịch A. Sục O2 dư vào A thu được dung dịch B. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch B để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
nCr = 1,56/52 = 0,03 mol; nHCl = 0,55. 0,2 = 0,11 mol
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
(mol): 0,03 0,06 0,03 0,03
4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + H2O
(mol): 0,03 0,03 0,03
Dung dịch A thu được gồm: CrCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
(mol): 0,02 0,02
CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl
(mol): 0,03 0,09 0,03
Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (l)
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là gì?
nCl2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol); nNaOH (dư) = 0,2.0,5 = 0,1 (mol)
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
⇒ nNaOH(bđ) = 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol) ⇒ CM(NaOH) = 0,2/0,2 = 1,0 (M)
Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
Câu A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.
Câu B. (CH3)2CHCH2OH và CH3NHCH(CH3)2.
Câu C. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH2OH.
Câu D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
Trung hòa 1 mol α-amino axit X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286% về khối lượng. xác định công thức cấu tạo của X.
Gọi công thức của aminoaxit X là: R(COOH)NH2
Phương trình phản ứng:
R(COOH)NH2 + HCl → R(COOH)NH3Cl
Ta có: %m(Cl/Y) = 28,286%
=> 35,5/M(Y) = 28,286/100
⇒ MY = 125,5 ⇒ MR =28 (C2H4)
CTPT α-amino axit X là CH3-CH(NH2)COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet