Xác định tên phân bón hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là :


Đáp án:
  • Câu A. Amophot

  • Câu B. Ure

  • Câu C. Natri nitrat

  • Câu D. Amoni nitrat Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn đáp án D

Cu + NH4NO3 + H2SO4

Thực chất: 3Cu + 2NO3+ 8H+ →3Cu2+ + 2NO + 4H2O

NH4NO3 + NaOH → NH3 + NaNO3 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân.


Đáp án:

Do proton và nơtron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng Cu(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Đáp án:
  • Câu A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic

  • Câu B. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

  • Câu C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ

  • Câu D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân tích tên các chất sau thành phần thế (nếu có) + tên mạch cacbon chính + tên phần định mức.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân tích tên các chất sau thành phần thế (nếu có) + tên mạch cacbon chính + tên phần định mức.

CH3CH2 CH3
Propan

CH2=CH-CH3
Propen

HC≡C-CH3
Propin

CH3-CH2-COOH
axit propanic

ClCH-CH2-CH3
1 – clopropan

BrCH2-CH2 Br
1,2 đibrommetan

CH3-CH2-CH2 OH
propan – 1ol

CH3-CH=CH-CH3
But – 2 en

 

 

 

 


Đáp án:

Công thức Tên phần thế Tên mạch Tên phần định chức
CH3CH2 CH3
Propan
  Prop An
CH2=CH-CH3
Propen
  Prop En
HC≡C-CH3
Propin
  Prop In
CH3-CH2-COOH
axit propanic
  Prop Anoic
ClCH-CH2-CH3
1 – clopropan
1-Clo Prop An
BrCH2-CH2 Br
1,2 đibrommetan
1,2 đibrom Et An
CH3-CH2-CH2 OH
propan – 1ol
  Prop An-1-ol
CH3-CH=CH-CH3
But – 2 en
  but -2-en

Xem đáp án và giải thích
Cho các mẫu phân đạm sau đây: amonisunfat, amoniclorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng. Viết Phương tình hóa học của các phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các mẫu phân đạm sau đây: amonisunfat, amoniclorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng. Viết Phương tình hóa học của các phản ứng đã dùng.


Đáp án:

Sự khác nhau giữa nhận biết và phân biệt: để phân biệt các chất A, B, C. chất còn lại đương nhiên là D. Trái lại để nhận biết A, B, C, D cần xác định tất cả các chất, không bỏ qua chất nào.

Hòa tan ba mẫu vào nước thu dung dịch.

Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với ba mẫu và đun nhẹ.

Mẫu sủi bọt khi màu khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4

(NH4)2SO4+Ba(OH)2→BaSO4↓+NH3↑+H2O

Mẫu sủi bọt khí mùi khai, đồng thời tạo kết tủa rắng là dung dịch NH4Cl

2NH4Cl+Ba(OH)2→BaCl2+2NH3+2H2O

Mẫu còn lại NaNO3

Cho vụn đồng và H2SO4 loãng tác dụng với dụng với mẫu còn lại, thấy xuất hiện khí không màu hóa nâu ngoài không khí ⇒ NaNO3

3Cu+8H++2NO3-→3Cu2++2NO↑+4H2O

 

Xem đáp án và giải thích
a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.


Đáp án:

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

  Glucozo Sacarozo  Tinh bột Xenlulozo
Tính chất vật lí Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước Chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngoạt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ Chất rắn, ở dạng bột, vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột Chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ. Chỉ tan được trong nước Svayde.

b. Mối liên quan về cấu tạo:

Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau, các mắt xích liên kết với nhau tạo thành hai dạng: dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lò xo phân nhánh gọi là amilopectin. Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch dài, xoắn lại với nhau và có phân tử khối lớn. Còn amilopectin có cấu tạo mạng không gian gồm cấc mắt xích α-glucozơ tạo nên.

Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…