Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau :
Giải thích
a) sai vì theo định nghĩa ancol thơm: phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. VD: C6H5CH2OH
d) sai vì tính axit của dung dịch phenol rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
Dựa vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố, hãy đoán nhận sự biến đổi về năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện, tính kim loại của các kim loại nhóm IA.
Theo chiều từ trên xuống dưới của nhóm IA:
- Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm.
- Độ âm điện giảm.
- Tính kim loại tăng.
Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 50oC, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC?
Biết SNaNO3(50ºC) = 114(g); SNaNO3(20ºC) = 88(g)
Ở 50ºC, 100g H2O hòa tan được 114g NaNO3
⇒ mdd = 100 + 114 = 214(g)
Nghĩa là trong 214g dung dịch có 114g NaNO3 được hòa tan
Vậy 200 g dung dịch có khối lượng chất tan: mNaNO3 = (200.114)/214 = 106,54g
* Khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 20ºC
Gọi x là khối lượng của NaNO3 tách ra khỏi dung dịch.
⇒ mNaNO3 còn lại trong dung dịch = 106,54 – x (1)
mdd NaNO3 = (200 - x) (g)
Theo đề bài: Ở 20ºC, 100g H2O hòa tan được 88g NaNO3
⇒ Khối lượng dung dịch ở 20ºC là: 100 + 88 = 188(g)
Nghĩa là trong 188g dung dịch có 88g NaNO3 được hòa tan
Trong (200 – x) g dung dịch có khối lượng NaNO3 hòa tan là:
mNaNO3 = ((200-x)88)/188 g (2)
Từ (1), (2) => 106,54 – x = ((200-x)88)/188
Giải phương trình ta có: x ≈ 24,3 g
Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.
Vì Ca(OH)2 hấp thụ CO2 trong không khí tạo thành kết tủa CaCO3 và H2O làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch :
Ca2+ + 2OH- + CO2 CaCO3 + H2O
Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.
- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm
+ Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Khi chưa đun:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.
Na + H2O → NaOH +0,5H2.
Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.
- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O
Khi đun sôi:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.
+ Ống 3: Không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.
Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện
Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.
Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
- Tiến hành TN:
+ Rót vào ống nghiệm 2-3 ml dd NaOH loãng, thêm vào đó 1 mẩu nhôm.
+ Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.
- Giải thích:
Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.
Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.
Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
- Tiến hành TN:
+ Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi khoảng 3ml dd AlCl3, sau đó nhỏ dd NH3 dư vào 2 ống nghiệm
+ Tiếp tục nhỏ dd H2SO4 vào ống 1, lắc nhẹ. Nhỏ dd NaOH vào ống 2, lắc nhẹ
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng
Sau khi thêm H2SO4 và NaOH vào 2 ống thấy kết tủa trong cả 2 ống đều tan.
- Giải thích
Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:
AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl.
Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
Kết luận : Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.
b) Phân loại các oxit đã xác định ở ý (a).
a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, MgO, SO3, CO2.
b) Oxit axit: SO3, CO2.
Oxit bazơ: BaO, MgO.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet