Câu A. axit fomic.
Câu B. phenol.
Câu C. etanal.
Câu D. ancol etylic. Đáp án đúng
Đáp án D. Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là ancol etylic.
Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2.
a) Viết phương trình hóa học và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.
b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32g brom.
a) Phương trình phản ứng xảy ra: 2KBr + MnO2 + 2H2SO4 ------> MnSO4 + K2SO4 + Br2 + 2H2O
0,4 0,2 0,4 0,2
KBr là chất khử; MnO2 là chất oxi hóa; H2SO4 là môi trường.
b) Tính khối lượng mỗi chất đem dùng.
nBr2 = 0,2 mol
Theo phương trình phản ứng ta có:
nKBr = 0,4 (mo1) => mKBr = 0,4.119 = 47,6 (gam)
nMnO2 = 0,2 (mol) => mMnO2 = 0,2.87 = 17,4 (gam)
nH2SO4 = 0,4 (mol) => mH2SO4 = 0,4.98 = 39,2(gam).
Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon
1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.
TN: Cho bào ống nghiệm 2 đến 3 mẩu CaC2. Nhỏ tử từ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra bằng pp đẩy nước
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.
Giải thích, PTHH: Vì CaC2 tác dụng với H2O
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.
2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.
1. Tác dụng với dung dịch brom.
TN: Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đụng 2ml dd brom
Hiện tượng: Dung dịch brom có màu vàng cam sau đó nhạt dần.
Giải thích: Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu.
PTHH: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.
2. Tác dụng với oxi phản ứng cháy.
TN: Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra
Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa sáng phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Giải thích: Vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O
PTHH: 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen
Tiến hành TN: Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Để yên và quan sát
Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lặc kĩ và quan sát
Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.
Khi cho vài giọt dd Brom vào ông nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.
Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu.
Có một lượng bột Fe2O3 bị lẫn một lượng bột Al. Nêu cách tinh chế bột Fe2O3 trên.
Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch NaOH.
Al phản ứng với NaOH tạo thành dung dịch, Fe2O3 không phản ứng với NaOH.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Kết thúc phản ứng, đem lọc thu được Fe2O3 tinh khiết.
Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là bao nhiêu?
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
nCu = 0,5nFe3+ + 3/2nNO3- = 0,01 + (3/2). 0,06 = 0,1 mol
→ mCu = 6,4 gam.
Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4, theo sơ đồ sau:
CuS → CuO → CuSO4
a. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
b. Tính thể tích CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS. Hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%.
CuS → CuO → CuSO4
a) Các phương trình phản ứng
2CuS + 3O2 → 2CuO + 2SO2
CuO + 2H2SO4 → CuSO4 + H2O
b) Khối lượng CuS nguyên chất là : (0,15.80)/100 = 0,12 tấn
CuS → CuSO4
Cứ 96 gam → 160 gam
Vậy 0,12 tấn → 0,2 tấn
Do H = 80% nên khối lượng CuSO4 thực thu được (0,2.80)/100 = 0,16 tấn
⇒ Khối lượng dung dịch CuSO4 5% là :
mdd = [mct .100]/ C% = [0,16.100]/5 = 3,2 tấn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB