Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, HCO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, HCO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nHCO3- = 2nCa2+ + 2n Mg2+ - nCl- = 0,2 + 0,6 – 0,4 = 0,4 mol

m muối = m HCO3- + mCa2+ + mMg2+ + mCl- = 0,1.40 + 0,3.24 + 0,4.35,5 + 0,4.61

m muối = 49,8g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan 70 gam MgCl2 vào 280 gam nước thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 70 gam MgCl2 vào 280 gam nước thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B?


Đáp án:

Khối lượng dung dịch là: mdd = 70 + 280 = 350 g

Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

Áp dụng công thức: C% = mct/mdd . 100% = 20%

Xem đáp án và giải thích
Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1000000 – 2400000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1000000 – 2400000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao)


Đáp án:

Phân tử khối của xenlulozo : 162n.

Với M = 1.000.000 ⇒ n = 1000000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là: 1000000/162 . 5.10-6 = 3,0864.10-6 m

Với M = 2.400.000 ⇒ n = 2400000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là: 2400000/162. 5.10-6 = 7,4074.10-6 m

Chiều dài mạch xenlulozo trong khoảng 3,0864.10-6m - 7,4074.10-6m

Xem đáp án và giải thích
Kim loại không tác dụng với Fe(NO3)3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 ?

Đáp án:
  • Câu A. Ag

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Cu

  • Câu D. Zn

Xem đáp án và giải thích
Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?


Đáp án:

Giống nhau: đều là oxit axit

   CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SiO2 tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy:

   SiO2 + 2NaOHn,c → Na2SiO3 + H2O

Khác nhau:

CO2 SiO2

- Tính chất vật lí:

   + Chất khí không màu

   + Tan ít trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Có tính oxi hóa

CO2 + 2Mg → C + 2MgO

- Tính chất vật lí:

   + Chất rắn

   + Không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Tan trong axit HF

SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề đúng? - Các nguyên tử các nguyên tố đều chứa 3 loại hạt cơ bản n, p ,e. - Mỗi obitan nguyên tử chỉ chứa tối đa 2 electron. - Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học bằng nguyên tử khối của đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử cao nhất. - Các electron trong lớp vỏ được sắp xếp theo các lớp từ bé đến lớn và trong một phân lớp thì các e sắp xếp sao cho số electron độc thân là lớn nhất. - Các nguyên tử liên kết với nhau để giảm năng lượng các electron. - Ở điều kiện bình thường, tất cả các nguyên tử đều ở trạng thái liên kết hóa học.

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…