Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do


Đáp án:
  • Câu A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

  • Câu B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan.

  • Câu C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu(OH)2. Đáp án đúng

  • Câu D. NH3 là một hợp chất có cực là một bazơ yếu.

Giải thích:

 Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu(OH)2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của: a) Xiclopropan với propan b) Xiclohexan với hexan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của:

a) Xiclopropan với propan

b) Xiclohexan với hexan


Đáp án:

a) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclopropan với propan.

Giống nhau: đều có 3 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.

Khác nhau: propan có mạch mở, xiclopropan có mạch vòng và xiclopropan kém propan 2 nguyên tử H.

b) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclohexan và hexan

Giống nhau: đều có 6 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.

Khác nhau: hexan có mạch mở, xiclohexan có mạch vòng và xiclohexan kém hexan 2 nguyên tử H.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. hãy tính số mol của glucozo và fructozo trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. hãy tính số mol của glucozo và fructozo trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

 Ta có: nAg = 4,32/108=0,04(mol)

    CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr

    ⇒ nglucozo = nBr2 = 0,8/160 = 0,005(mol)

    nfructozo = 0,04/2 - 0,005 = 0,015 (mol)

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy thiết lập biểu thức tính giá trị (π + v) đối với dẫn xuất halogen (xem bài tập 1 ở bài 44) b) tính (π + v) đối với các chất sau: C6H6Cl6;C5H5Cl;C8H5Br3;C12H4Cl4O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy thiết lập biểu thức tính giá trị (π + v) đối với dẫn xuất halogen (xem bài tập 1 ở bài 44)

b) Tính (π + v) đối với các chất sau: C6H6Cl6; C5H5Cl; C8H5Br3; C12H4Cl4O2.


Đáp án:

a) công thức của dẫn xuất halogen CxHyClus. Biểu thức tính giá trị k = (π+v).

k=(π+v)=1/2[2x+2-(y+u)]. Số nguyên tử oxi không ảnh hưởng đến k.

b) áp dụng công thức trên ta tính được giá trị k của C6H6Cl6,C5H5Cl,C8H5Br3,C12H4Cl4O2 lần lượt là 1, 3, 5 và 9.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là gì?


Đáp án:

Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là 56137A

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết tổng hợp về tính chất hóa học của amin, amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với C2H5NH2?


Đáp án:
  • Câu A. CH3OH.

  • Câu B. NaOH.

  • Câu C. HCl.

  • Câu D. NaCl.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…