Bài tập xác định chất dựa vào cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:


Đáp án:
  • Câu A. Fructozơ

  • Câu B. Amilopectin

  • Câu C. Xenlulozơ Đáp án đúng

  • Câu D. Saccarozơ

Giải thích:

- Fructozơ và saccarozơ ở điều kiện thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng. - Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bột có mạch phân nhánh, là chất rắn vô định hình không tan trong nước nguội, trong nước nóng (khoảng 65 oC) tạo thành dung dịch keo (gọi là hồ dán). - Xenlulozơ ở điều kiện thường là chất rắn, dạng sợi màu trắng, phân tử có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn vì được cấu tạo từ các mắc xích β – glucozơ nên khi thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ. Vậy chất rắn X cần tìm là xenlulozơ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Từ 6,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 6,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là


Đáp án:

C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3+ 3H2O

m = (16,2.297.90) : (162.100) = 26,73g

Xem đáp án và giải thích
Số thí nghiệm tạo thành kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO

(b) Nung FeS2 trong không khí

(c) Nhiệt phân KNO3

 (d) dung dịch CuSOvào dung dịch NH3 dư

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO

(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)

(h) Nung Ag2S trong không khí

(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là


Đáp án:
  • Câu A.

    3

  • Câu B.

    5

  • Câu C.

    2

  • Câu D.

    4

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng thu được 1 gam chất rắn và dung dịch chứa 27 gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng thu được 1 gam chất rắn và dung dịch chứa 27 gam muối. Giá trị của m là

Đáp án:

Chất rắn là Fe dư
=> muối là Fe(NO3)2 = 0,15 mol
=> mFe= 0,15.56 + 1 = 9,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Qúa trình tổng hợp nước: H2 + 1/2 O2 -to→ H2O; ΔH= -285,83KJ. Để tạo ra 9g H2O phản ứng đã thoát ra một nhiệt lượng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Qúa trình tổng hợp nước: H2 + 1/2 O2 -to→ H2O; ΔH= -285,83KJ. Để tạo ra 9g H2O phản ứng đã thoát ra một nhiệt lượng là bao nhiêu?


Đáp án:

Tạo 1 mol H2O (18g) nhiệt lượng thoát ra: 285,83KJ

⇒ Tạo 9g H2O nhiệt lượng thoát ra: (9/18). 285,83 = 142,915KJ

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt (II)?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt (II)?


Đáp án:
  • Câu A. Cho Fe tác dụng với bột S, nung nóng.

  • Câu B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư.

  • Câu C. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

  • Câu D. Cho Fe tác dụng với Cl2, nung nóng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet68 Game Bài
Loading…