Câu A. Axit axetic và phenol
Câu B. Axit axetic và ancol benzylic.
Câu C. Anhiđrit axetic và phenol. Đáp án đúng
Câu D. Anhiđrit axetic và ancol benzylic.
Chọn C. - Phản ứng giữa phenol và anhiđrit axetic tạo phenyl axetat: C6H5OH + (CH3CO)2O --H+--> CH3COOC6H5 + CH3COOH
Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại.
Gọi kim loại cần tìm là M, có hóa trị là n
Công thức muối clorua là MCln
Công thức muối nitrat là M(NO3)n. Có số mol là x
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
x(M + 71) = 14,25 và x(M + 124) - x(M + 71) = 7,95
=> x = 1,5 và M = 24
=> M: Mg
Năng lượng của các obitan 2px,2py,2pz có khác nhau không? Vì sao?
Năng lượng của các obitan 2px,2py,2pz không khác nhau.
Vì phân lớp p có 3obitan trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng như nhau chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước.
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.
a) Ta có:
nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
nH2O = 5,4/27 = 0,3 mol
Vì nCO2 = nH2O => X là este no đơn chức mạch hở. Gọi CTPT của este X là CnH2nO2
CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O
n este = 0,3/n => Meste = 7,4/0,3/n = 74/3n
⇔ 3(14n + 32) = 74n => n = 3
=> Công thức phân tử của este X là C3H6O2
b) Ta có:
nx = 7,4/74 = 0,1 (mol)
Gọi CTPT của X là RCOOR1.
RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH
nR1OH = nX = 0,1.
Y là rượu R1OH, Z là muối RCOONa
Vì este X là no đơn chức nên Y cũng là rượu no đơn chức. Gọi CTPT của Y là CmH2m+2O
My = 3,2/0,1 = 32 ⇔ 14m + 18 = 32 => m = 1
=> Y là: CH3OH
Do đó este X là: CH3COOCH3 và muối Z là: CH3COONa.
nZ = 0,1 (mol) => mZ = 0,1.82 = 8,2(g)
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :
– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.
– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.
– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.
– Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Hai phương trình hóa học của mỗi trường hợp :
a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ :
3Fe + 2O2 → Fe3O4(nhiệt độ cao)
2Mg + O2 → 2MgO(nhiệt độ cao)
b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(nhiệt độ cao)
2Al + 3S → Al2S3(nhiệt độ cao)
c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
d) Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .
Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có công thức phân tử nhưng xenlulozơ có thể tạo thành sợi còn tinh bột thì không, hãy giải thích.
Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài, sắp xếp song song với nhau theo một trục nên dễ xoắn lại thành sợi. Tinh bột không thể kéo thành sợi vì:
- Amilopectin (chiếm trên 80% thành phần tinh bột) có cấu tạo dạng mạch phân nhánh.
- Mạch phân tử amilozơ và amilopectin xoắn lại thành các vòng xoắn lò xo, các vòng xoắn đó lại cuộn lại, làm cho tinh bột có dạng hạt.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB