Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Tính hiệu suất phản ứng lên men?
C6H12O6 -lên men→ 2C2H5OH + 2CO2
Vì NaOH dư ⇒ Muối là Na2CO3
⇒ nCO2 = nNa2CO3 = 318 : 106 = 3 mol
⇒ nC6H12O6 = 1,5 mol ⇒ mC6H12O6 = 270 g
=> %H = (270.100) : 106 = 75%
Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?
Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e).
Đặc điểm của este là :
Câu A. Sôi ở nhiệt độ cao hơn các axit cacboxylic tạo nên este đó.
Câu B. Các este đều nặng hơn nước.
Câu C. Có mùi dễ chịu, giống mùi quả chín.
Câu D. Cả A, B, C.
Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 - 70°C.
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(c) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu đúng là
(a) sai, H2SO4 đặc là chất háo nước có tác dụng hút nước để phản ứng este hóa chuyển dịch theo chiều thuận, khi đó hiệu suất điều chế este sẽ cao hơn; dùng H2SO4 loãng vừa không có tác dụng hút nước mà còn có thể làm este bị thủy phân.
(b) đúng.
(c) đúng, NaCl bão hòa có tác dụng làm tăng khối lượng riêng của lớp chất lỏng phía dưới khiến cho este dễ dàng nổi lên hơn.
(d) sai, thay NaCl bão hòa bằng HCl bão hòa khiến cho este bị thủy phân.
(e) sai, để hiệu suất cao ta nên sử dụng CH3COOH nguyên chất.
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là gì?
Số mol H2 là nH2 = 0,6/2 = 0,3(mol)
PTHH : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (2)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0
nH2 = x + y = 0,3 mol.
mhh = 24x + 65y = 15,4.
Khối lượng muối là m = x(24 + 71) + y(65 + 71)
m = 24x + 65y + 71(x + y) = 15,4 + 71.0,3 = 36,7 (g)
Cho 0,1 mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư, thu được chất khí B và kết tủa C. Đem nung C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng chất rắn D.
2FeCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
0,1 0,1 0,15 mol
⇒ Chất khí B là CO2, kết tủa C là Fe(OH)3
⇒ VCO2= 0,15.22,4 = 3,36 lít
2Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3 + 3H2O
0,1 0,05
⇒ Chất rắn D là Fe2O3
⇒ mD = 0,05.160 = 8 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet