Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m


Đáp án:

Giả sử: mCu = 0,7m ; mFe = 0,3m

m kim loại dư = 0,75m → Bao gồm 0,7m gam Cu và 0,05m gam Fe

→ mFe pư = 0,25m

nNO + nNO2 = 0,25 mol

Bảo toàn N: nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 = 0,7 mol

→ nNO = 0,1 mol và nNO2 = 0,15 mol

Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + nNO2

2. (0,25m/56) = 0,1.3 + 0,15.1

→ m = 50,4 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Trong phản ứng hóa học thì phản ứng nhiệt phân là phản ứng oxi hóa khử. (2). Supe photphat kép có thành phần chỉ gồm Ca(H2PO4)2. (3). Amophot là một loại phân hỗn hợp. (4). Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl. (5). Đổ dung dịch chứa NH4Cl vào dung dịch chứa NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện. (6). Những chất tan hoàn toàn trong nước là những chất điện ly mạnh. (7). Chất mà tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện là chất điện ly. (8). Cho khí Cl2 qua giấy tẩm quỳ tím ẩm (màu tím) thấy giấy biến thành màu đỏ. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Nước cứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận định nào sau đây là đúng

Đáp án:
  • Câu A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO4(2-)

  • Câu B. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.

  • Câu C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

  • Câu D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan đến phản ứng đốt cháy este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:


Đáp án:
  • Câu A. 2 : 3

  • Câu B. 3 : 2

  • Câu C. 2 : 1

  • Câu D. 1:5

Xem đáp án và giải thích
Oleum là gì? a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A. b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Oleum là gì?

a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A.

b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?


Đáp án:

Oleum là dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3 

H2SO4+ nSO3 → H2SO4.nSO3

a) Xác định công thức oleum.

H2SO4     +    2KOH       ---> K2SO4   + 2H2O (1)

0,04                 0,08

Ta có: nKOH= 0,8.0,1 = 0,08 (mol)

Khi hòa tan oleum vào nước có quá trình:

H2SO4. nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4 (2)

Từ (2) và đề bài, ta có: (98 + 80n)/3,38 = (n+1)/0,04

Giải ra được n = 3. Vậy công thức phân tử oleum là: H2SO4. 3SO3.

b) Gọi a là số mol oleum H2SO4. 3SO3

Moleum = 98 + 240 = 338 u => moleum = 338a

Khi hòa tan oleum vào nước có phản ứng sau:

H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4

    1                                     4

    a                                     4a

Khối lượng H2SO4 khi hòa tan a mol oleum: 98.4a = 392a

392a/(338a + 200) = 10/100 => a = 0,0558 mol

Vậy moleum phải dùng = 338.0,0558 = 18,86 (gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 49,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn có 2,4 gam kim loại không tan; 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho NH3 dư vào Y, lọc hết kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 40 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 49,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn có 2,4 gam kim loại không tan; 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho NH3 dư vào Y, lọc hết kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 40 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:


Đáp án:

Giải

Có kim loại không tan => muối sắt tạo thành là Fe2+

Cu(OH)2 tạo phức tan trong NH3 dư

Ta có: nH2 = 0,05 mol

nFe2O3 = 40 : 160 = 0,25 mol

=>Tổng nFe = 0,5 mol

Đặt : Cu ( amol), Fe (b mol), Fe2O3 ( c mol)

BTKL => 64a + 56b + 160c = 49,8

BT e => (a – 2,4/64).2 + 2b = 2c + 2.0,05

BTNT Fe => b + 2c = 0,5

→ 64a + 56b + 160c = 49,8; 2(a – 0,0375) + 2b = 2c + 0,1; b + 2c = 0,5

→ a = 0,19; b = 0,098; c = 0,2

→ %mCu = (0,19.64.100) : 49,8 = 24,42%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…