Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là?


Đáp án:

Mg + S to → MgS

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol); nS = 4,8/32 = 0,15 (mol)

nH2S = nMgS = nS = 0,15 mol; nH2 = nMg (dư) = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)

⇒ MY = (0,15.34 + 0,05.2)/(0,15 + 0,05) = 26 ⇒ dY/H2 = 26/2 = 13

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt tác dụng với dung dịch HNO3
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 60,272.

  • Câu B. 51,242.

  • Câu C. 46,888.

  • Câu D. 62,124.

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các thí nghiệm sau:    (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2    (2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng    (3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2    (4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2    (5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH    Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

   (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

   (2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng

   (3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2

   (4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2

   (5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH

   Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?


Đáp án:

Các phản ứng oxi hóa khử là:

(2): 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

(3): 2Mg + CO2 → 2MgO + C

(4): 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Xem đáp án và giải thích
Chất dẻo PVC [poli(vinyl clorua)] và chất dẻo PE (polietilen) khác nhau ( điểm nào? Có thể phân biệt chúng bằng cách nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất dẻo PVC [poli(vinyl clorua)] và chất dẻo PE (polietilen) khác nhau ( điểm nào? Có thể phân biệt chúng bằng cách nào ?


Đáp án:

PVC : nặng hơn, chìm trong nước ; PE nhẹ hơn, nổi trên mặt nước.

Túi bằng PVC : sờ vào có cảm giác dính tay ; túi bằng PE sờ vào thấy trơn.

Túi bằng PVC không được dùng để đựng thực phẩm do có chất gây độc. Túi bằng PE không độc.

Có thể đốt mẫu chất trong lòng phễu đã có láng dung dịch AgNO3. PVC cháy tạo kết tủa trắng ; PE không có hiện tượng này.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là bao nhiêu?


Đáp án:

nCl2 = x mol; nO2 = y mol

⇒ x + y = 0,35 mol (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = mZ – mY = 19g

⇒ 71x + 32y = 19 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2; y = 0,15

Đặt nMg = a mol; nAl = b mol

⇒ 24a + 27b = 11,1g (3)

Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 4nO2

⇒ 2a + 3b = 1 (4)

Từ (3)(4) ⇒ a = 0,35; b = 0,1

%mAl = [{0,1.27}/11,1].100% = 23,3%

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?


Đáp án:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Ta có: a/2 > a/3 => Fe dư

Chất rắn X chứa:

nFe pư = nFeCl3 = a/3 .nCl2 = (2a)/3 mol ; nFe dư = a - (2a)/3 = a/3 mol

Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

a/3   2a/3 mol

=> Phản ứng hết, dd Y chỉ chứa FeCl2

nFeCl2 = 3. nFe = a mol

nFe2+ = a mol, nCl- = 2a mol

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ +Ag

Cl- + Ag+ → AgCl

=> nAg = nFe2+ = a mol

và nAgCl = nCl- = 2a mol

m↓ = 108a + 143,5. 2a = 79

=> a = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…