Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a?
MY = 18,8 → Y chứa NO (3y) và H2 (2y) → X chứa H+ và NO3- dư.
nNO = 0,26 mol
Bảo toàn khối lượng:
m + 1,8.36,5 + 0,3.63 = m + 60,24 + 0,26.30 + mH2O
→ nH2O = 0,92 mol
Bảo toàn nguyên tố H → nH+ dư = 0,26 mol
Đặt nNH4+ = x
Bảo toàn nguyên tố N → x + 3y + 0,26 = 0,3
nH+, dư = 10x + 4.3y + 2.2y = 0,26
→ x = y = 0,1 mol
Ban đầu: nH+, pư = 0,92.2 = 4nNO + 2.nO (A) → nO (A) = 0,4 mol4
Trong khi cho Mg vào X thu được m – 6,04 > m – 6,4 nên Mg dư.
→ mMg dư = 6,4 - 6,04 = 0,36 gam
Mg + X Dung dịch chứa Mg2+ (p mol), NH4+ (0,01 mol), Cl- (1,8 mol)
Bảo toàn điện tích → p = 0,895 mol
→ mMg bd = 24.0,895 + 0,36 = 21,84 gam
Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:
(C6H10O5)n → C12H22O11 + C6H12O6
(Tinh bột) (Mantozơ) (Glucozơ)
Nung 65.1 g muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?
MCO3 −to→ MO + CO2
nBa(OH)2 = 0,95.0,5 = 0,475 mol
Khi sục CO2 vào Ba(OH)2 kết tủa thu được là BaCO3 →
nBaCO3 = 34,475/197 = 0,175 mol
nBaCO3 = 0,175 < nBa(OH)2
TH1 chỉ tạo thành muối cacbonat → nCO2 = nBaCO3 = 0,175 mol
→ nMCO3 = 0,175 mol → MMCO3 = 65,1/0,175 = 372
→ không có kim loại nào phù hợp
TH2 tạo thành hai muối BaCO3: 0,175 mol và Ba(HCO3)2: y mol
BTNT Ba: 0,175 + y = 0,475 → y =0,3
nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,3 = 0,775 mol
nMCO3 = nCO2 = 0,775mol → MMCO3 = 65,1/0,775 = 84 → M=24 → M: Mg
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong thu được 275 g kết tủa và dung dịch Y. Đun kĩ dung dịch Y thu thêm 150g kết tủa nữa. Khối lượng m là? (cho H = 1, C =12, O = 16, Ca=40)
Câu A. 375g
Câu B. 750g
Câu C. 450g
Câu D. 575g
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?
nFe = nS = 0,1 mol dư
Nung hỗn hơp Fe, S thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm FeS, Fe dư, S dư
Y + HCl => Khí Z là H2S, H2; Chất rắn G là S.
Xét cả quá trình:
Fe → Fe2+ +2e
O2 +4e → O2-
S → S+ 4 + 4e
Bảo toàn electron: 4nO2 = 2nFe + 4nS
=> nO2 = 0,15 => V = 3,36 lít
1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm
+ Ống 1: chứa 3ml dd HCl 18%
Ống 2: chứa 3ml dd HCl 6%
+ Cho đồng thời viên kẽm có kích thước giống nhau vào 2 ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Viên kẽm trong ống 1 tan nhanh hơn, khi thoát ra mạnh hơn so với ống 2.
- Giải thích: Do nồng độ axit trong ống 1 lớn hơn trong ống 2 nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh hơn ống 2.
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia phản ứng.
2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN:
+ Lấy 2 ống nghiệm mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%
+ Đun nóng ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên
+ Cho đồng thời 1 hạt Zn có cùng kích thước vào 2 ống nghiệm
- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.
- Giải thích: Do ống 1 được đun nóng, nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh và mạnh hơn
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ
3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%
+ Chuẩn bị 2 mẫu Zn có khối lượng bằng nhau. Trong đó mẫu 1 đem nghiền nhỏ.
+ Bỏ mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn vào ống 1, mẫu Zn còn lại bỏ vào mẫu 2.
- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.
- Giải thích: Do ống 1 kích thước hạt nhỏ hơn nên diện tích tiếp xúc với axit nhiều hơn do đó phản ứng xảy ra nhanh và mạnh hơn
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Kết luận: Khi tăng diện tích tiếp xúc các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học
- Tiến hành TN: Chuẩn bị dụng cụ như hình 7.5
+ Nạp đầy NO2 vào cả 2 ống (a), (b) cho đều nhau.
+ Đóng khóa K lại
+ Ống (a) ngâm trong nước đá, ống (b) ngâm trong nước nóng 80-90oC
+ Nhấc 2 ống ra, so sánh màu 2 ống.
- Hiện tượng: Ống (a) màu nhạt hơn ống (b)
- Giải thích: Khi làm lạnh ống (a), các phân tử NO2 (màu nâu đỏ) trong ống đã phản ứng tạo ra N2O4 (không màu).
PTHH: 2NO2 (k) ⇆ N2O4(k) ΔH = -58kJ
Màu nâu đỏ không màu
- Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng thu nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB