Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2.
a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D
b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A
a.
Hai chất hữu cơ cùng chức tác dụng với NaOH dư tạo ra 2 muối natri của 2 axit no đơn chức kế tiếp và một chất lỏng D.
D + CuO --t0--> sp có tráng bạc
Do đó D là ancol bậc 1 : R–CH2OH
B và C là 2 este tạo bởi 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau có công thức chung là CnH2n+1COOH và ancol D.
- Tìm ancol D : dd/kk = 2 → MD = 29.2 = 58
R’ + 14 + 17 = 58 → R’ = 27 (C2H3)
D là C3H5OH: CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic)
- Tìm B, C: Đặt công thức chung cho B và C là CnH2n+1COOC3H5
Các phương trình phản ứng :
CnH2n+1COOC3H5 + NaOH → CnH2n+1COONa + C3H5OH (1)
C3H5OH + Na → C3H5ONa + 1/2 H2(bay hơi) (2)
Số mol H2 = 0,0366 : 22,4 = 0,0015
Vậy 1:10 số mol D là nC3H5OH = 2.0,0015 = 0,003 mol
Theo (1) số mol este CnH2n+1COOC3H5 bằng số mol ancol trong cả lượng D:
neste = 10.0,003 = 0,03 mol
M'este = m/n = 3,21/0,03 = 107
14n + 1 + 44 + 41 = 107 ⇒ n = 1,5
Vậy 2 axit kế tiếp là CH3COOH và C2H5COOH, hai este là CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5
Cấu tạo của 2 este :
CH3COOCH2CH=CH2 (M = 100; x mol)
CH3CH2COOCH2CH=CH2 (M = 114; y mol)
b.Tính % (m)
Theo bài ta có hệ pt:
x + y = 0,03 và 100x + 114y = 3,21
⇒ x = y = 0,015 mol
%(m) CH3COOC3H5 = (0,015.100:3,21).100% = 46,73 %
%(m) C2H5COOC3H5 = 53,27%
Đốt cháy hoàn toàn a gam C2H5OH thu được 0,2 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn b gam CH3COOH thu được 0,2 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam CH3COOH có xúc tác là H2SO4 đặc và đun nóng ( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) thì thu được số gam ete là bao nhiêu?
nC2H5OH = 1/2 nCO2 = 0,1 mol; nCH3COOH = 0,1 mol
CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O
meste = 0,1.88 = 8,8 (gam)
Cho 12 gam hỗn hợp chứa Fe và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa lượng dư HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
56x + 64x = 12→ x=0,1(mol)
Fe → FeCl2
0,1----0,1
mmuối = 12,7(g)
Trong cầu muối của pin điện hoá khi hoạt động, xảy ra sự di chuyển của các
Trong câu muối của pin điện hoá, các ion dương di chuyển theo chiều dòng điện quy ước và các ion âm di chuyển theo chiều ngược lại.
Có 100g khí oxi và 100g khí cacbon đioxit cả hai khí đều ở 25oC và 1atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này có thể tích là 24l. Nếu trộn hai khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu?
nO2 = 3,125 mol
nCO2 = 2,273 mol
Thể tích của hỗn hợp khí ở 20°C và 1atm
Vhh = 24.(nO2 + nCO2) = 24.(3,125 + 2,273) = 129,552 l.
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB