Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nFe = 11,2/56 = 0,2 mol ; nS = 9,6/32 = 0,3(mol) ⇒ nFeS = 0,2 mol
⇒ nPbS = nH2S = nFeS = 0,2 mol ⇒ m = 0,2.239 = 47,8 (gam)
Hòa tan hoàn toàn 26,52 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 247 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 20°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 20ºC, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Ta có:
nAl2O3 = 26,52 : 102 = 0,26 mol
→ nAl(NO3)3 = 2nAl2O3 = 0,52 mol
Gọi số mol Al(NO3)3.9H2O tách ra là x mol.
Sau khi tách ra dung dịch có nAl(NO3)3 = 0,52 - x mol
→ m Al(NO3)3 = 213.(0,52 - x) = 110,76 - 213x gam
mdd = 247 – x.(213 + 18.9) = 247 – 375x gam
Ở nhiệt độ này 75,44 gam Al(NO3)3 tan trong 100 gam nước tạo 175, 44 gam dung dịch bão hòa.
75,44/175,44 = (110,76 - 213x)/(247 - 375x)
→ x = 0,0879
→ m = 375x = 32,9639 gam
=>Đáp án D
Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Tính khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X
Gọi 2 amin là A và B (với MA < MB)
Vì amin đơn chức , tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (1,49 – 0,76)/36,5 = 0,02 mol
Do đó, nA = nB = 0,01 mol ⇒ 0,01.MA + 0,01.MB = 0,76 ⇒ MA + MB = 76
⇒ MA < 76/2 = 38 ⇒ MA= 31 (CH3NH2) ⇒ MB = 45 (CH3CH2NH2)
⇒ nCH3NH2 = 0,01. 31 = 0,31 g
Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là:
Ta có: nC6H12O6 = 0,5nAg = 0,1 mol
=> CM = 0,1 : 0,1 = 1M
Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là
nHCl = n-NH2 = nN = 0,3 mol
mO = mX – mC – mH – mN = 43,1 – 1,4. 12 – 2. 1,45. 1 – 0.3.14 = 19,2
⇒ n–COOH = 1/2. nO = 1/2. 19,2/16 = 0,6 mol
⇒ nNaOH pư = nH2O = 0,6 mol
mc/rắn = mX + mNaOH – mH2O = 43,1 + 0,7.40 – 0,6.18 = 60,3 gam
Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là:
Câu A. Màu vàng chanh và màu da cam
Câu B. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ
Câu C. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh
Câu D. Màu da cam và màu vàng chanh
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB