Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?


Đáp án:

Theo công thức D = M : V ⇒ V = M : D Ta có bảng số liệu sau :

Kim loại Li Na K Rb Cs
Khối lượng riêng D (gam/cm3) 0,53 0,97 0,86 1,53 1,9
Khối lượng mol nguyên tử M(gam) 7 23 39 85 133
Thể tích mol nguyên tử V (cm3) 13,2 23,7 45,35 55,56 70
Bán kính nguyên tử (nm) 0,123 0,157 0,203 0,216 0,235

Từ bảng số liệu ta thấy : bán kính và thể thích mol nguyên tử tăng từ Li  Cs theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng làm khô khí của NaOH rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí


Đáp án:
  • Câu A. NH3, SO2, CO, Cl2.

  • Câu B. N2, Cl2, O2, CO2, H2.

  • Câu C. N2, NO2, CO2, CH4, H2

  • Câu D. NH3, O2, N2, CH4, H2

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan m gam Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan m gam Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Giá trị của m là gì?


Đáp án:

Sử dụng định luật bảo toàn e:

⇒ nFe = 1/3(nNO2 + 3nNO) = 0,03 mol ⇒ m = 0,03. 56 = 1,68g

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định số gốc amino axit trong phân tử peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một pentapeptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 345 đvc. Số gốc glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên là:


Đáp án:
  • Câu A. 3 và 2

  • Câu B. 1 và 4

  • Câu C. 4 và 1

  • Câu D. 2 và 3.

Xem đáp án và giải thích
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc). a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.


Đáp án:

a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)

3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)

b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)

Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; nHNO3 = 4nNO = 0,08 (mol).

Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 - 0,03 = 0,17 (mol).

Từ (3) => nHNO3 = 2nCuO = 0,34 (mol).

Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là: (0,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,18 mol

Kim loại X hóa trị n, bảo toàn electron: (3,24n)/X = 0,18.2

=> X = 9n

=> n = 3 và X = 27

=> X là Al.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…