Đốt cháy hoàn toàn m gam este X no, đơn chức, mạch hở cẩn 3,92 lít O2 (đktc), thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Số đồng phân của este X là?
nH2O = nCO2 = 0,15 mol; nO2 = 0,175 mol
Đặt este: CnH2nO2
Bảo toàn O: 2nCnH2nO2+2nO2=2nCO2+nH2O ⇒ nCnH2nO2=0,05 mol
Bảo toàn C: 0,05n = 0,15 ⇒ n = 3
2 đồng phân là: HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:
Câu A. 2 : 3
Câu B. 3 : 2
Câu C. 2 : 1
Câu D. 1:5
Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m
Ví dụ: tinh bột (C6H10O5)n
Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:
Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như : glucozơ và fructozơ.
Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như : mantozơ.
Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như : tinh bột, ...
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
Hỗn hợp khí A chứa metylamin và hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Lấy 100 ml A trộn với 470 ml oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Thể tích hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng là 615 ml ; loại bỏ hơi nước thì còn lại 345 ml ; dẫn qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 25 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng hiđrocacbon trong A.
Thể tích hơi nước : 615 - 345 = 270 (ml)
Thể tích khí CO2 : 345 - 25 = 320 (ml).
Để tạo ra 320 ml CO2 cần 320 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2).
Để tạo ra 270 ml hơi nước cần 135 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2).
Thể tích O2 tham gia phản ứng : 320 + 135 = 455 (ml).
Thể tích O2 còn dư : 470 - 455 = 15 (ml)
Thể tích N2: 25-15= 10 (ml).
Thể tích CH3NH2 = 2.V N2 = 2.10 = 20 (ml).
Thể tích hai hiđrocacbon : 100 - 20 = 80 (ml).
Khi đốt 20 ml CH3NH2 tạo ra 20 ml CO2 và 50 ml hơi nước.
Khi đốt 80 ml hiđrocacbon tạo ra 300 ml CO2 và 220 ml hơi nước.
Đặt công thức chung của hai hiđrocacbon là CxHy
Bảo toàn nguyên tố C và H của CxHy ta có:
Vậy một hiđrocacbon có 3 nguyên tử cacbon và một hiđrocacbon có 4 nguyên tử cacbon.
Hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng khác nhau 2 nguyên tử hiđro và số nguyên tử hiđro trong mỗi phân tử hiđrocacbon phải là số chẵn. Vì vậy, với y = 5,5, có thể biết được một chất có 4 và một chất có 6 nguyên tử hiđro.
Đặt thể tích C3H4 là a ml, thể tích C4H6 là b ml, ta có : a + b = 80 (1)
Thể tích CO2 là : 3a + 4b = 300 (2)
Từ (1) và (2) → a = 20 ; b = 60
Vậy C3H4 chiếm 20% và C4H6 chiếm 60% thể tích của hỗn hợp.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 73,125 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Giải
Dùng phương pháp quy đổi M thành Fe và O
Ta có nFe = nFeCl3 = 73,125 : 162,5 = 0,45 mol
Bảo toàn e ta có 3nFe = 2nO + 3nNO
<=> 3.0,45 = 2nO + 3.0,05 => nO = 0,6 mol
m = m Fe + mO = 0,45.56 + 0,6.16 = 34,8 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet